Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính trong việc sai phạm khi sử dụng tài sản nhà nước là bao lâu?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi muốn hỏi luật sư, ban giám đốc công ty tôi theo quyết định của cấp trên xử phạt hành chính đối với nhân viên kế toán A theo Khoản 1, Điều 7 Nghị định 192/2013/NĐ-CP trong khi sử dụng tiền quỹ ngân sách nhà nước trái với thẩm quyền. Tuy nhiên nhân viên này đã từ chối nộp tiền phạt vì việc vi phạm xảy ra cách đây hơn1 năm nhưng hiện tại công ty mới tiến hành kỷ luật. Như vậy bên công ty tôi có làm sai hay không? Xin cám ơn luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 7 Thông tư 07/2014/TT-BTC sửa đổi Khoản 1 Điều 7 Nghị định 192/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 7. Hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức
Việc xử phạt hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 192/2013/NĐ- CP. Một số nội dung được quy định cụ thể như sau:
1. Hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước vượt tiêu chuẩn, định mức quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 192/2013/NĐ-CP là hành vi bố trí, sử dụng tài sản nhà nước cho người sử dụng, bộ phận sử dụng đúng đối tượng nhưng vượt về diện tích (đối với trụ sở làm việc), vượt về số lượng hoặc mức giá (đối với phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc);
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Việc xác định giá trị vượt so với tiêu chuẩn, định mức được quy định như sau:
a) Trường hợp bố trí, sử dụng tài sản là phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc vượt về số lượng so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng tài sản vượt nhân với (x) nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi nguyên giá tài sản thì lấy theo giá trị mua sắm mới tài sản cùng loại hoặc có tiêu chuẩn kỹ thuật, công năng sử dụng tương đương trên thị trường tại thời điểm xảy ra vi phạm;
b) Trường hợp bố trí, sử dụng tài sản là phương tiện đi lại, máy móc, trang thiết bị làm việc đúng về số lượng nhưng vượt về mức giá so với tiêu chuẩn, định mức: Giá trị vượt được xác định bằng số lượng vượt nhân với (x) (chênh lệch giữa nguyên giá của tài sản trên sổ kế toán trừ đi (-) giá trị tài sản theo tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định);
c) Trường hợp tài sản là trụ sở làm việc: Giá trị vượt được xác định bằng chênh lệch giữa diện tích thực tế trừ đi (-) diện tích được sử dụng theo tiêu chuẩn, định mức nhân với (x) đơn giá bình quân theo sổ kế toán; trường hợp trên sổ kế toán không theo dõi thì đơn giá tính theo suất đầu tư của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương do Bộ Xây dựng ban hành áp dụng tại thời điểm hành vi vi phạm xảy ra.”
Như vậy nếu như chị V có hành vi vi phạm tại một trong những hành vi trên, công ty bạn hoàn toàn có thể xử phạt hành chính đối với chị này.
Về thời hiệu xử phạt, Điều 3 Nghị định 192/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; dự trữ quốc gia; kho bạc nhà nước quy định tại Nghị định này là một (01) năm.”
Do đó, nếu kể từ ngày hành vi vi phạm xảy ra và bị phát hiện đến thời điểm xử phạt hành chính là quá 1 năm thì công ty bạn đã vi phạm về thời hiệu xử phạt hành chính. Việc chị V từ chối nộp phạt hành chính là có căn cứ pháp luật.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.