Đấu Thầu là một lĩnh vực nhằm lựa chọn các nhà thầu phù hợp với các dự án theo quy định của pháp luật, Trong đấu thầu có các mốc về thời điểm khác nhau được quy định như mốc thời điểm đóng thầu và thời điểm mở thầu. Vậy thời điểm đóng thầu là gì? Thời điểm đóng thầu và mở thầu được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thời điểm đóng thầu là gì?
Thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất( Tại Khoản 31 điều 4
Như vậy khi thực hiện về đấu thầu sẽ có các mốc thời gian khác nhau được công bố một cách công khai đó là các mốc đóng thầu và mở thầu theo quy định để người tham gia đấu thầu có thể nắm rõ các thông tin này, Tham gia vào công tác đấu thầu đúng thời hạn và cạnh tranh lành mạnh với các nhà thấu khác theo quy định.
Đối với các hồ sơ khi mở và đóng thâu cần được chuẩn bị kĩ càng và đầy đủ trước khi đóng thầu tránh các trường hợp khi đã đóng thầu vẫn chưa hoàn thành được các hờ sơ dẫn tới việc bị tụt lại so với các nhà thầu khác. yếu tố về hồ sơ cũng là yếu tố để quyết định một phần để lựa chọn các nhà thầu phù hợp với các gói thầu
2. Thời điểm đóng thầu:
Thứ nhất, theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật đấu thầu 2023 thì thời điểm đóng thầu là thời điểm hết hạn để nhận hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ sự thầu, hồ sơ để xuất. Hết hạn đồng nghĩa với việc bên mời thầu sẽ dừng việc nhận hồ sơ do đó công ty bạn không nắm rõ thời điểm đóng thầu dẫn đến việc nộp hồ sơ dự thầu muộn thì công ty bạn phải chịu trách nhiệm, bên phía mời thầu không nhận hồ sơ là đúng quy định pháp luật.
Thứ hai, việc tham gia hội nghị mở thầu (lễ mở thầu): Theo khoản 4 Điều 26 Nghị định 24/2024/NĐ-CP, việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Công khai ở đây đồng nghĩa với việc không hạn chế đối tượng tham dự, bộc lộ toàn bộ thông tin ra bên ngoài.
Thông thường, về đối tượng tham dự lễ mở thầu thì bên mời thầu phải mời tất cả nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gói thầu đó đến dự Lễ mở thầu, ngoài ra có thể mời đại diện của các cơ quan có liên quan đến tham dự (đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, cơ quan báo chí…), và không được cấm đối tượng khác tham gia và việc mở hồ sơ dự thầu phải diễn ra vào đúng thời gian quy định trong hồ sơ mời thầu mà không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu, đại biểu được mời.
3. Thời điểm mở thầu:
Tại khoản 4 điều 26 Nghị định số Số: 24/2024/NĐ-CP Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu vè lựa chọn nhà thầu quy định về mở thầu như sau:
a) Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong thời hạn 02 giờ kể từ thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu chỉ mở các hồ sơ dự thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu. Việc mở thầu được thực hiện đối với từng hồ sơ dự thầu theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu và theo trình tự: kiểm tra niêm phong; mở hồ sơ và đọc rõ các thông tin về tên nhà thầu; tham dự độc lập hay liên danh; số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ; giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu; giá trị giảm giá (nếu có); thời gian có hiệu lực của hồ sơ dự thầu; thời gian thực hiện gói thầu; giá trị, hiệu lực của bảo đảm dự thầu; các thông tin khác liên quan;
b) Biên bản mở thầu: Các thông tin quy định tại điểm a khoản này phải được ghi vào biên bản mở thầu. Biên bản mở thầu phải được ký xác nhận bởi đại diện của bên mời thầu và các nhà thầu tham dự lễ mở thầu. Biên bản này phải được gửi cho các nhà thầu tham dự thầu; được đăng tải trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm mở thầu;
c) Đại diện của bên mời thầu phải ký xác nhận vào bản gốc đơn dự thầu, thư giảm giá (nếu có),
Như đã biết thì Mở thầu là việc bên mời thầu
Thời điểm mở thầu được quy định đó là Mở thầu thường được thực hiện ngay sau khi đóng thầu, hoặc sau thời điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu đến địa điểm mở thầu và Để đảm bảo tính an toàn cho việc bảo quản hồ sơ dự thầu, các địa điểm tiếp nhận hồ sơ dự thầu được bố trí rất gần hoặc cùng với địa điểm mở thầu để đảm bảo tính khách quạn và an toàn.
Theo đó thì Sự kiện mở thầu không phải là nơi để các bên thảo luận về những thông tin trong các hồ sơ dự thầu, và nhà thầu không được thay đổi hoặc bổ sung các thông tin có trong hồ sơ dự thầu đã nộp. Tại buổi mở thầu, bên mời thầu chưa được phép đưa ra bất kì quyết định nào liên quan đến việc chấp nhận hoặc loại bỏ hồ sơ dự thầu, mặc dù các bên tham gia buổi mở thầu đều nhận thấy rằng hồ sơ dự thầu nào đó chắc chắn sẽ bị loại do không đáp ứng những yêu cầu cơ bản của hồ sơ mời thầu. Thời lượng của sự kiện mở thầu sẽ phụ thuộc vào số lượng hồ sơ dự thầu đã nộp, và bên mời thầu cần có sự chuẩn bị trước để sự kiện mở thầu được diễn ra liên tục và an toàn.
3. Các yếu tố để bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu:
Tại Điều 6. Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu Luật đấu thầu 2023 quy định như sau:
“1. Nhà thầu nộp hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, quản lý dự án, giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế;
b) Nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển;
c) Nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả mời quan tâm, kết quả sơ tuyển;
d) Chủ đầu tư, bên mời thầu, trừ trường hợp nhà thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan quản lý nhà nước có chức năng, nhiệm vụ được giao phù hợp với tính chất gói thầu của cơ quan quản lý nhà nước đó hoặc là công ty thành viên, công ty con của tập đoàn, tổng công ty nhà nước có ngành, nghề sản xuất, kinh doanh chính phù hợp với tính chất gói thầu của tập đoàn, tổng công ty nhà nước đó.
2. Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này và với các bên sau đây:
a) Các nhà thầu tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát; nhà thầu tư vấn lập, thẩm tra, thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định nhiệm vụ khảo sát, thiết kế; nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu đó;
b) Các nhà thầu khác cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế.
3. Nhà thầu tư vấn giám sát thực hiện hợp đồng, nhà thầu thực hiện hợp đồng, nhà thầu tư vấn kiểm định gói thầu đó phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với nhau.
4. Nhà thầu quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này được đánh giá độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Không cùng thuộc một cơ quan hoặc tổ chức trực tiếp quản lý đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Nhà thầu với chủ đầu tư, bên mời thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 30% của nhau;
c) Nhà thầu không có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của nhau khi cùng tham dự thầu trong một gói thầu đối với đấu thầu hạn chế;
d) Nhà thầu tham dự thầu với nhà thầu tư vấn cho gói thầu đó không có cổ phần hoặc phần vốn góp của nhau; không cùng có cổ phần hoặc phần vốn góp trên 20% của một tổ chức, cá nhân khác với từng bên.
5. Nhà đầu tư tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên sau đây:
a) Cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu;
b) Nhà thầu tư vấn lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; nhà thầu tư vấn đánh giá hồ sơ dự thầu; nhà thầu tư vấn thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư cho đến ngày ký kết hợp đồng dự án đầu tư kinh doanh.”
Như vậy, Việc cạnh tranh trong đầu thầu cần được thực hiện theo các trình tự, thủ tục và các hồ sơ một cách đầy đủ theo quy định của Luật đấu thầu để được tham gia đấu thầu theo quy định. Đối với cạnh tranh trong đấu thầu thì Nhà thầu tham dự thầu phải độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên và độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên theo quy định của pháp luật. Mục đích của việc này là giúp thực hiện công khai các vấn đề về sự minh bạch trong cạnh tranh đấu thầu.
Hơn nữa Việc độc lập về pháp lý và độc lập về tài chính với các bên còn để tránh sự gian lận trong việc thực hiện trong quá trình đấu thầu để lựa chọn ra nhà thầu phù hợp nhất và có đủ tiềm năng thực hiện tốt gói thầu được đưa ra. Việc mở thầu phải được tiến hành công khai và bắt đầu ngay trong vòng 02 giờ, kể từ thời điểm đóng thầu. Chỉ tiến hành mở các hồ sơ dự thầu mà bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu trước sự chứng kiến của đại diện các nhà thầu tham dự lễ mở thầu, không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu.
Cạnh tranh lành mạnh để tham gia vào các gói thầu sẽ tạo ra sự uy tín cả về mặt tên tuổi và đối với các nhà thầu khác. Đối với các nhà thầu thì uy tín cũng mang lại các giá trị khác nhau về các mặt như tạo được sự tin tưởng và tin cậy để các tổ chức mở thầu có thể thấy được sự tiềm năng. Như vậy việc đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu đã được quy định cụ thể và các nhà thầu phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về vấn đề này.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
Luật đấu thầu năm 2023.