Hỏi về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Hỏi về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Tóm tắt câu hỏi:
Quyết định quy phạm pháp luật quy định tạm thời một nội dung nào đó thì có bắt buộc thời gian có hiệu lực của Quyết định đó không? Vì khi ban hành quy định tạm thời có nghĩa là nó đang trong giai đoạn thử nghiệm và như vậy khi nó thử nghiệm xong nếu đã đem lại hiệu quả thì phải thay đổi bằng quyết định quy định chính thức luôn chứ. Hà Tĩnh hiện nay đang áp dụng Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 12/11/2014 về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang sinh con vi phạm chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình. Sau 4 năm vẫn áp dụng như vậy có phù hợp không? Quyết định này có hợp pháp hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
2. Giải quyết vấn đề
Căn cứ Điều 151 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015, thời điểm có hiệu lưc của văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
" 1. Thời điểm có hiệu lực của toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; không sớm hơn 07 ngày kể từ ngày ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã.
2. Văn bản quy phạm pháp luật được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành, đồng thời phải được đăng ngay trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc Công báo tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chậm nhất là sau 03 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành."
Như vậy, Quyết định 77/QĐ-UBND là văn bản do UBND Tỉnh Hà Tĩnh ban hành, văn bản này sẽ có hiệu lực sau không quá 10 ngày kể từ ngày được ký. Đây là văn bản được ban hành tạm thời về xử lý lỷ luật cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ lực lượng vũ trang sinh con vi phạm chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình. Hiện nay, văn bản này vẫn đang có hiệu lực và chưa bị thay thế bởi văn bản khác.
Đây là văn bản ban hành tạm thời của UBND tỉnh Hà Tĩnh, như vậy UBND tỉnh Hà Tĩnh hàng năm phải xem xét đến các văn bản đã ban hành để xác minh việc áp dụng có phù hợp với thực tế hay không? Hiện nay không có quy định thời gian có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ban hành tạm thời do đó việc thay thế văn bản này phải do UBND tỉnh Hà Tĩnh giải quyết.
Nếu đã có thời gian áp dụng thí điểm và mang lại kết quả thì có thể thay thế bằng văn bản khác thay thể để sử dụng lâu dài theo quy định tại Điều 154 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:
>>> Luật sư tư vấn về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật: 1900.6568
"Điều 154. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực
Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong các trường hợp sau đây:
1. Hết thời hạn có hiệu lực đã được quy định trong văn bản;
2. Được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản quy phạm pháp luật mới của chính cơ quan nhà nước đã ban hành văn bản đó;
3. Bị bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
4. Văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thì văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết thi hành, văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực."