Người nước ngoài có thị thực du lịch nhưng lại sang Việt Nam làm việc thì có vi phạm quy định của pháp luật hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sử dụng Visa du lịch nhưng sang Việt nam làm việc, không có giấy phép lao động, mới ở Việt nam 1 tháng. Bị
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Chế tài xử phạt tại Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định tại Điều 17:
“…2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền về việc mất, hư hỏng hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú;
b) Tẩy, xóa, sửa chữa hoặc làm sai lệch hình thức, nội dung ghi trong hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực, thẻ tạm trú và thẻ thường trú;
c) Khai không đúng sự thật để được cấp hộ chiếu, giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu, thị thực Việt Nam, thẻ tạm trú, thẻ thường trú hoặc giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
d) Người nước ngoài đi vào khu vực cấm, khu vực nhà nước quy định cần có giấy phép mà không có giấy phép hoặc đi lại quá phạm vi, thời hạn được phép;
đ) Không xuất trình hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có liên quan đến xuất nhập cảnh khi nhà chức trách Việt Nam yêu cầu; không chấp hành các yêu cầu khác của nhà chức trách Việt Nam về kiểm tra người, hành lý;
e) Người nước ngoài không khai báo tạm trú theo quy định hoặc sử dụng chứng nhận tạm trú, thẻ tạm trú, thẻ thường trú ở Việt Nam quá thời hạn từ 15 ngày trở xuống mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
g) Cho người nước ngoài nghỉ qua đêm nhưng không khai báo tạm trú, không hướng dẫn người nước ngoài khai báo tạm trú theo quy định hoặc không thực hiện đúng các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền…”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cũng theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ – CP
Điều 22. Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động, trừ các trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động;
b) Sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn.
2. Phạt tiền người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng giấy phép lao động đã hết hạn theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng khi sử dụng từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng khi sử dụng từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng khi sử dụng từ 21 người trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ hoạt động của doanh nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
“Điều 21. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh
1. Không đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
2. Trẻ em dưới 14 tuổi không có cha, mẹ, người giám hộ hoặc người được ủy quyền đi cùng.
3. Giả mạo giấy tờ, khai sai sự thật để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú.
4. Người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh truyền nhiễm gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
5. Bị trục xuất khỏi Việt Nam chưa quá 03 năm kể từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực.
6. Bị buộc xuất cảnh khỏi Việt Nam chưa quá 06 tháng kể từ ngày quyết định buộc xuất cảnh có hiệu lực.
7. Vì lý do phòng, chống dịch bệnh.
8. Vì lý do thiên tai.
9. Vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội.”
Như vậy, không có quy định nào chi tiết về việc bị trục xuất bao lâu thì được quay lại tuy nhiên theo quy định nêu trên tại luật nhấp cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 thì việc chưa cho nhập cảnh nếu bị trục xuất chưa quá 3 năm. Thời hạn sẽ được chi tiết trong quyết định trục xuất của cơ quan có thẩm quyền.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài