Gia đình tôi làm đơn yêu cầu tuyên bố chết thì tòa không thụ lý. Vậy luật sư cho tôi hỏi về việc từ chối thụ lí của tòa án có đúng không?
Tóm tắt câu hỏi:
Anh A bỏ nhà đi biệt tích từ năm 1998. Tháng 1, năm 2007 gia đình anh làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố anh A đã chết nhưng tòa án từ chối thụ lí vì cho rằng gia đình cần làm thủ tục
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào Điều 81 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về điều kiện tuyên bố cá nhân chết như sau:
- Sau 3 năm, kể tư ngày tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức gì là còn sống.
- Biệt tích trong chiến tranh sau 5 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức gì là còn sống.
- Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 1 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức gì là còn sống.
- Biệt tích 5 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống. (thời hạn này được tính theo khoản 1, Điều 78).
Như vậy, theo quy định trên, anh A đã đủ điều kiện để tuyên bố chết (Biệt tích từ 5 năm trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống).
Đối với thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố một người là đã chết, mặc dù BL TTDS không có quy định về thủ tục thông báo, tuy nhiên mục đích của thủ tục thông báo là để đảm bảo tính chính xác của quyết định tuyên bố một người là đã chết, do đó việc thông báo là cần thiết.
Trong tình huống chúng ta thấy “gia đình anh A làm đơn yêu cầu tòa án tuyên bố anh A đã chết nhưng tòa án từ chối thụ lí vì cho rằng gia đình cần làm thủ tục thông báo tìm người vắng mặt và thủ tục tuyên bố mất tích trước mới có thể làm đơn yêu cầu tuyên bố chết”. Việc từ chối thụ lí của tòa án trong trường hợp này là sai. Bởi lẽ , theo quy định của luật thì không bắt buộc phải thông báo tìm kiếm người vắng mặt và thủ tục tuyên bố mất tích trước mới có thể làm đơn yêu cầu tuyên bố chết.
>>> Luật sư
Tuy nhiên thông qua quy định này của luật chúng ta thấy một điều bất hợp lí của luật khi quy định về vấn đề này. Theo quy định tại khoản 1, điều 331 BL TTDS thì:
“Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lí đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích”.
Như vậy theo quy định này thì đối với việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất tích thì thủ tục thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là bắt buộc. Trong khi đó theo quy định tại khoản 1, điều 336 BL TTDS thì:
“Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết không quá 30 ngày, kể từ ngày tòa án thụ lí đơn yêu cầu ; hết thời hạn đó , tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu”.
Theo quy định này thì nhà làm luật đã không đề cập đến việc thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu là đã chết trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu. Hơn nữa, việc tuyên bố một người đã chết so với tuyên bố một người mất tích, thì hậu quả của việc tuyên bố một người đã chết còn nặng nề hơn so với mất tích, bởi đã chết còn liên quan đến tài sản, thừa kế…Vì vậy, chúng tôi cho rằng để đảm bảo tính xác thực của quyết định tuyên bố một người là đã chết thì việc thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết cũng phải là một thủ tục bắt buộc trong giai đoạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người là đã chết . Do đó việc BL TTDS không quy định thủ tục thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố là đã chết trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là không hợp lí.