Nghỉ hưởng chế độ ốm đau có ảnh hưởng đến việc xét thi đua cuối năm. Quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau? Việc nghỉ ốm đau có ảnh hưởng đến thành tích thi đua không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là giáo viên tiểu học, do bệnh nên phải phẫu thuật, sau phẫu thuật tôi được các cơ sở y tế xác nhận được nghỉ dưỡng 1 tháng. Xác nhận của cơ sở y tế như vậy có hợp lệ không? Nếu nghỉ với số ngày là 1 tháng cộng với 1 tuần nằm viện tôi có được xét thi đua cuối năm không? Nhờ luật sư tư vấn dùm. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 26
Giáo viên được coi là người lao động làm việc trong điều kiện bình thường nên nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì sẽ được hưởng tối đa 30 ngày chế độ đau ốm không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Ngoài ra, khoản 1 Điều 29 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 cũng quy định: Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
Như vậy, việc bạn nghỉ ốm đau và nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật nên sẽ không ảnh hưởng gì đến việc bình xét thi đua cuối năm.
1. Thời gian hưởng chế độ ốm đau là bao nhiêu lâu?
Điều 23 Luật bảo hiểm xã hội quy định về thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động như sau
1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng ba mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; bốn mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; sáu mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng bốn mươi ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới mười lăm năm; năm mươi ngày nếu đã đóng từ đủ mười lăm năm đến dưới ba mươi năm; bảy mươi ngày nếu đã đóng từ đủ ba mươi năm trở lên.
2. Người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa không quá một trăm tám mươi ngày trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn một trăm tám mươi ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này tuỳ thuộc vào thời gian điều trị tại cơ sở y tế thuộc quân đội nhân dân và công an nhân dân.
2. Người giúp việc có được chi trả viện phí, chế độ ốm đau?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề muốn hỏi luật sư như sau:
Bác tôi là giúp việc gia đình cho một hộ gia đình tại Hà Nội. Ngày 10 tháng 3 năm 2015, bác tôi bị cảm nặng phải vào nhập viện tại bệnh viện Bạch Mai. Vậy bác tôi có được hộ gia đình đó trả viện phí trong khoảng thời gian nằm viện không, bởi tôi biết người sử dụng lao động có trách nhiệm hỗ trợ trong khi người lao động bị ốm đau, bệnh tật.
Luật sư tư vấn:
Với trường hợp của bạn, do bạn chưa nêu rõ về các thỏa thuận giữa bác của bạn và gia đình đó cũng như chưa cung cấp về việc bác của bạn có sống cùng hộ gia đình đó không nên sẽ có trường hợp:
Thứ nhất, bác bạn không sống cùng với hộ gia đình đó thì bác bạn sẽ phải tự chi trả chi phí khám chữa bệnh. Do trong tiền lương của người lao động đã bao gồm cả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.
Thứ hai, bác bạn sống cùng với hộ gia đình đó. Theo khoản 1, điều 20, Nghị định 27/2014/NĐ/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ Luật lao động năm 2012 về lao động là người giúp việc gia đình thì: “Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”. Do đó, nếu bác bạn và hộ gia đình không có thỏa thuận gì về việc sẽ thanh toán viện phí khi bác bạn bị ốm thì cũng như trường hợp trên bác bạn sẽ phải tự chi trả tiền viện phí khi nằm viện. Nếu bác bạn và hộ gia đình đó có thỏa thuận họ sẽ đồng chi trả hoặc chi trả toàn bộ viện phí khi bác bạn nằm viện thì sẽ thực hiện theo thỏa thuận, hộ gia đình đó có nghĩa vụ phải chi trả tiền viện phí cho bác của bạn.
Theo quy định tại khoản 1, điều 20 Nghị định 27/2014/NĐ/CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động năm 2012 về lao động là người giúp việc gia đình thì: “Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác”.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau theo tháng là bao nhiêu?
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi? Em làm công ty được 13 tháng. Lương đóng bảo hiểm xã hội là 3.200.000. Em phải nghỉ điều trị lao tại nhà, em đã làm hồ sơ và nộp giấy nghỉ hưởng bảo hiểm cho công ty đầy đủ mà mỗi tháng công ty chỉ trả cho em 450 nghàn. Vậy có đúng không? Em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình?
Luật sư tư vấn:
Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định thời gian hưởng chế độ ốm đau:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
“a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên.” anh đã có 13 tháng đóng bảo hiểm xã hội, anh được nghỉ 30 ngày theo chế độ ốm đau nếu làm việc trong điều kiện bình thường hoặc 40 ngày nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2014: Mức hưởng chế độ ốm đau:
“1. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
2. Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
3. Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
4. Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.”
Mức hưởng chế độ ốm đau tính theo tháng được tính bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Như vậy mức hưởng này bằng 75% x 3200000 = 2.400.000 đồng.
Nếu đã hết 30 ngày hưởng như trên, căn cứ điểm b) Khoản 2 Điều 36 Luật bảo hiểm xã hội 2014: “Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.” Mức hưởng này sẽ bằng 50% của tháng liền kề trước khi nghỉ việc, mức này sẽ bằng 50% x 3200000 = 1.600.000 đồng. Thời gian hưởng này tối đa sẽ bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của bạn.
Như vậy, với mức 540.000 đồng hàng tháng công ty trả cho bạn như vậy là thấp hơn so với mức tính theo quy định tại Luật bảo hiểm xã hội 2014. Bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi trực tiếp đến công ty để yêu cầu công ty xem xét lại mức chi trả.
Nếu sau đó công ty cố tình không giải quyết hoặc giải quyết nhưng quyền lợi của bạn không được bảo đảm bạn có quyền làm đơn khiếu nại gửi tới Hòa giải viên lao động thuộc Phòng lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty có trụ sở hoặc khởi kiện trực tiếp tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để Tòa án giả quyết.
4. Chế độ bảo hiểm được hưởng khi con ốm đau
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi ký
1, Trong thời gian tôi và chồng tôi nghỉ việc thì được hưởng những chế độ gì không? Chồng tôi mới tham gia bảo hiểm được 5 tháng.
2, Nếu được thì được hưởng mức như thế nào?
Luật sư tư vấn:
1. Hưởng chế độ bảo hiểm ốm đau khi con ốm:
Theo quy định Luật bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 27. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau
1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.
2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Trong trường hợp gia đình bạn, nếu cả 2 bạn đều tham gia bảo hiểm mà con bạn 5 tuổi thì cả 2 vợ chồng bạn đều được hưởng chế độ bảo hiểm khi con ốm đau. Chồng bạn và bạn, mỗi người có thời gian hưởng chế độ tối đa 15 ngày làm việc mỗi năm để chăm sóc con ốm theo quy định của pháp luật. Nếu mỗi người đã nghỉ hết 15 ngày đó thì sau đó vẫn tiếp tục nghỉ thì sẽ không được hưởng chế độ bảo hiểm này nữa.
Lưu ý: Trong những ngày nghỉ, cụ thể là 15 ngày nghỉ của mỗi người thì 15 ngày nghỉ chế độ đó không tính những ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần của các bạn. Nghĩa là nếu những ngày nghỉ để chăm sóc con ốm trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ tết, nghỉ hàng tuần thì những ngày đó, bạn không được hưởng chế độ bảo hiểm.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
2. Mức hưởng chế độ khi con ốm đau
Theo hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH thì mức hưởng theo ngày do con ốm đau của mỗi người được tính như sau:
Mức hưởng chế độ khi con ốm đau theo Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội được tính như sau:
Mức hưởng chế độ khi con ốm đau = tiền lương tháng của tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 24 (ngày) x 75% x số ngày nghỉ việc theo chế độ khi con ốm
Như vậy, bạn cần dựa vào công thức trên để áp dụng và tính số tiền được hưởng theo chế độ trong những ngày con bạn bị ốm để bảo đảm quyền lợi của mình