Một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Dân sự là nguyên tắc tự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các bên không thống nhất được giá trị tài sản tranh chấp, giá trị thiệt hại… buộc phải có một cơ quan, tổ chức xác định giá trị tài sản để có căn cứ giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Hội đồng định giá tài sản là gì?
Hội đồng định giá tài sản là Hội đồng do Tòa án, Chấp hành viên hoặc cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền lập ra để tiến hành định giá tài sản phục vụ cho việc giải quyết các vụ án hoặc để thực thi các quyết định Nhà nước có liên quan.
Trình tự thành lập và thành phần tham gia đối với từng hội đồng định giá tài sản cụ thể căn cứ vào đặc điểm, tính chất của từng vụ, việc trong thực tiễn áp dụng, bảo vệ pháp luật.
Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự. Quyền tự yêu cầu giám định được thực hiện trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán ra quyết định trưng cầu giám định. Trong quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của người giám định, đối tượng cần giám định, vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận của người giám định.
Trường hợp xét thấy kết luận giám định chưa đầy đủ, rõ ràng hoặc có vi phạm pháp luật thì theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án yêu cầu người giám định giải thích kết luận giám định, triệu tập người giám định đến phiên tòa, phiên họp để trực tiếp trình bày về các nội dung cần thiết.
Theo yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ việc đã được kết luận giám định trước đó.
Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, có vi phạm pháp luật hoặc trong trường hợp đặc biệt theo quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Hội đồng định giá tài sản tiếng Anh là Property Valuation Council
2. Một số thuật ngữ có liên quan đến định giá tài sản:
Valuation / Appraisal (n) => Thẩm định giá
Valuer / Appraiser (n) => Thẩm định viên
Property / Assets (n) => Tài sản; của cải; vật sở hữu
Similar property (n) => Tài sản tương tự
Single-property (n) => Tài sản riêng biệt
Market value (n) => Giá trị thị trường
As of a given date (phr) => Vào thời điểm cụ thể
Actual market transation (phr) =>Giao dịch thực tế trên thị trường
Provide sound evidence (phr) => Cung cấp bằng chứng cụ thể
Estimate (v) => Đánh giá; ước lượng
Determined (adj) => Được xác định
Real estate industry (n) => Ngành bất động sản.
3. Hội đồng định giá trong tố tụng dân sự do Tòa án thành lập:
Hội đồng định giá do Tòa án thành lập gồm Chủ tịch Hội đồng định giá là đại diện cơ quan tài chính và thành viên là đại diện các cơ quan chuyên môn có liên quan. Người đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó, người quy định tại Điều 52 của Bộ luật Tố tụng dân sự không được tham gia Hội đồng định giá. Cụ thể là những đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự, những người tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cua đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ việc hoặc những người có căn cứ cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ như người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp…
Hội đồng định giá chỉ tiến hành định giá khi có mặt đầy đủ các thành viên của Hội đồng. Trong trường hợp cần thiết, đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có tài sản định giá được mời chứng kiến việc định giá. Các đương sự được
Cơ quan tài chính và các cơ quan chuyên môn có liên quan có trách nhiệm cử người tham gia Hội đồng định giá và tạo điều kiện để họ làm nhiệm vụ. Người được cử làm thành viên Hội đồng định giá có trách nhiệm tham gia đầy đủ vào việc định giá. Trường hợp cơ quan tài chính, các cơ quan chuyên môn không cử người tham gia Hội đồng định giá thì Tòa án yêu cầu cơ quan quản lý có thẩm quyền trực tiếp chỉ đạo cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn thực hiện yêu cầu của Tòa án. Người được cử tham gia Hội đồng định giá không tham gia mà không có lý do chính đáng thì Tòa án yêu cầu lãnh đạo cơ quan đã cử người tham gia Hội đồng định giá xem xét trách nhiệm, cử người khác thay thế và thông báo cho Tòa án biết để tiếp tục tiến hành định giá;
Việc định giá phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ ý kiến của từng thành viên, đương sự nếu họ tham dự. Quyết định của Hội đồng định giá phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. Các thành viên Hội đồng định giá, đương sự, người chứng kiến ký tên hoặc điểm chỉ vào biên bản.
Đương sự có quyền cung cấp giá tài sản đang tranh chấp; thỏa thuận về giá tài sản đang tranh chấp.
Các đương sự có quyền thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản để thực hiện việc thẩm định giá tài sản và cung cấp kết quả thẩm định giá cho Tòa án.
Việc thẩm định giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về thẩm định giá tài sản.
4. Các trường hợp Tòa án ra quyết định định giá tài sản và thành lập Hội đồng định giá:
Việc thành lập Hội đồng định giá và ra quyết định định giá tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự. Trường hợp một trong các bên đương sự không thể định giá được tài sản hoặc cho rằng phần tài sản bị định giá không phù hợp với giá của thị trường thì lúc này có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định định giá và thành lập Hội đồng định giá để bảo đảm quyền lợi của mình.
+ Các đương sự không thỏa thuận lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản hoặc đưa ra giá tài sản khác nhau hoặc không thỏa thuận được giá tài sản. Trường hợp này thường xuyên xảy ra trong thực tế và để hạn chế được những vấn đề gặp phải Tòa án sẽ xem xét và ra quyết định định giá tài sản.
+ Các bên thỏa thuận với nhau hoặc với tổ chức thẩm định giá tài sản theo mức giá thấp so với giá thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm định giá nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba hoặc có căn cứ cho thấy tổ chức thẩm định giá tài sản đã vi phạm pháp luật khi thẩm định giá thì Thẩm phán được phân công sẽ có nhiệm vụ ra quyết định định giá tài sản. Mọi phán quyết của Tòa án phải căn cứ vào giá đã được Hội đồng thẩm định giá định giá.
Tuy nhiên, trên thực tế việc đinh giá tài sản lại có nhiều bất cập trong việc định giá tài sản, cụ thể:
- Một trong những vấn đề được lên án hiện nay chính là một số bộ phận cán bộ thuộc thành phần Hội đồng định giá không vô tư khách quan trong quá trình định giá tài sản, hoặc số khác Tòa án không thành lập Hội đồng định giá khi giải quyết chỉ dựa vào những căn cứ do đương sự cung cấp hoặc tự định giá, một số khác thì mặc dù được định giá tài sản nhưng Tòa án lại không căn cứ vào giá mà Hội đồng định giá đã định để giải quyết. Cũng chính vì vậy mà tại khoản 5, Điều 104 của Bộ luật tố tụng dân sự quy định đối với trường hợp định giá lại phải được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết quả định giá lần đầu không chính xác hoặc không phù hợp với giá trị thị trường nơi có tài sản định giá tại thời điểm giải quyết vụ án dân sự.
- Hội đồng định giá không định giá hoặc định giá không sát với giá được công khai trên thị trường. Theo nguyên tắc thì việc định giá phải được thực hiện dựa trên giá của tài sản đó trên thị trường tại thời điểm định giá để đảm bảo quyền lợi của các đương sự và người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên, hiện nay trên thực tế việc định giá của Hội đồng định giá tài sản chỉ áp dụng dựa theo giá được Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc thành phố ban hành. Điều này dẫn đến một số trường hợp giá bị thấp hoặc cao hơn so với giá thị trường, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên. Và cũng chính vì sự chủ quan này mà dẫn đến nhiều vụ án bị hủy, sửa chỉ do việc định giá tài sản tại thời điểm xét xử không đảm bảo mà bị khiếu nại.
- Đương sự khi khó khăn, cản trở việc định giá của Hội đồng định giá: Nhiều trường hợp đương sự hoặc người đang quản lý tài sản chống đối, không cho cơ quan giám định thực hiện công tác kiểm tra và định giá. Một số khác khi có giấy triệu tập của Toàn án về phiên định giá, không cho Hội đồng định giá tiếp cận với tài sản cần định giá, có hành vi chửi bới, xúc phạm, dọa đánh cán bộ Tòa án, cản trở không cho làm việc. Một số khác khi nhận được kết quả giám định tài sản lại có thái độ phản đổi kịch liệt, cho rằng kết quả chưa chính xác.
Chính vì vậy, để hạn chế được những hành vi trên xảy ra thì cần phải nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm định giá tài sản, mỗi cán bộ cần phải có thái độ làm việc công bằng, liêm chính, minh bạch để đảm bảo quyền lợi của nhân dân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: