Học sinh ngã trên lớp giáo viên chủ nhiệm có phải bồi thường không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Học sinh ngã trên lớp giáo viên chủ nhiệm có phải bồi thường không? Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu bé học mầm non ngã nhưng không phải do giáo viên đánh đập mà tự cháu ngã mà gia đình nhà đình cháu bé bắt giáo viên chủ nhiệm lớp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Liệu điều đó có đúng với pháp luật không.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 604 Bộ Luật dân sự 2005 có quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Với thắc mắc của bạn, cháu bé mầm non bị ngã thì giáo viên đứng lớp có phải chịu trách nhiệm không? Việc cháu bé mầm non đang học tập ở trường thì nhà trường phải có trách nhiệm giám sát và bảo đảm quản lý được hoạt động của các bé. Do không giám sát chặt chẽ nên để việc bé vị ngã là có một phần lỗi của nhà trường, do vậy nhà trường phải chịu trách nhiệm và phải bồi thường thiệt hại. Việc gia đình cháu bé yêu cầu giáo viên đứng lớp phải chịu hoàn toàn trách nhiệm là không có căn cứ. Trường hợp này, gia đình cháu bé có quyền yêu cầu nhà trường chịu trách nhiệm. Trên cơ sở xem xét sự việc nhà trường sẽ ra quyết định cụ thể đối với giáo viên đứng lớp.
Về các khoản thiệt hại được bồi thường: Theo quy định tại Mục 1 phần II, Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP thì thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm được bồi thường bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sĩ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sĩ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
d) Trong trường hợp sau khi điều trị, người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc (người bị thiệt hại không còn khả năng lao động do bị liệt cột sống, mù hai mắt, liệt hai chi, bị tâm thần nặng và các trường hợp khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định bị suy giảm khả năng lao động vĩnh viễn từ 81% trở lên) thì phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
đ) Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khỏe bị xâm phạm.
Tuy nhiên, để yêu cầu bồi thường gia đình cháu bé cần phải xuất trình được các giấy tờ cần thiết chứng minh như: giấy nhập viện, giấy xuất viện, các khoản viện phí, hoá đơn tiền thuốc,…nhà trường dựa vào đó làm căn cứ để bồi thường thiệt hại cho gia đình cháu bé.