Do nhầm lẫn nên e được nhận học bổng và tiêu hết. Bây giờ, không đủ khả năng hoàn trả. Vậy liệu đưa lên khoa thì khoa hay nhà trường có quyền tạm giữ bằng của em không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư tư vấn giúp em với ạ. Em đang là sinh viên năm cuối. Tháng 8 này em lấy bằng. Vừa rồi có
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Trường hợp của bạn rơi vào Điều 257 “Bộ luật dân sự 2015” vì nhà trường nhầm lẫn nên bạn được coi là người sở hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngày tình đối với số tiền 4,9 triệu học bổng đó. Theo quy định tại Điều 257 “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản; trong trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu”.
>>> Luật sư
Do đó bạn sẽ phải có nghĩa vụ trả lại số tiền này cho người được học bổng. Nếu bạn cố tình không trả khi có yêu cầu của chủ sở hữu, thì bạn có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tại Điểm e, Khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: …e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác”. Trong trường hợp của bạn, bạn không phải là cố tình không trả mà vẫn ý thức được việc trả lại số tiền nhưng vì một số lý do về tài chính không thể trả ngay được nên sẽ không áp dụng khoản này đối với bạn.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bạn, cách tốt nhất bạn nên trình bày rõ lý do, hoàn cảnh của bạn với nhà trường và bạn kia để thỏa thuận thời gian hoàn trả hợp lý.
Để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự, “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
“Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định về biện pháp bảo đảm thì người có nghĩa vụ phải thực hiện biện pháp bảo đảm đó”.
Như vậy, với nghĩa vụ của bạn, pháp luật không quy định phải có biện pháp bảo nên nếu không có thỏa thuận, nhà trường cũng như bạn kia không có quyền giữ bằng của bạn. Tuy nhiên, để bạn kia yên tâm, không làm khó bạn, bạn có thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả 4,9 triệu bằng cách khác hợp lý hơn.