Cá nhân khi yêu cầu giải quyết ly hôn vẫn có thể thay đổi quan điểm của mình để rút lại đơn yêu cầu ly hôn. Vậy, hòa giải không thành muốn rút đơn ly hôn được không? Rút đơn ly hôn có được lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?
Mục lục bài viết
1. Ly hôn có bắt buộc phải hòa giải không?
Các cá nhân đang được pháp luật ghi nhận là tồn tại trong mối quan hệ hôn nhân vì những lý do nhất định mà mục đích hôn nhân không đạt được thì có thể chấm dứt tình trạng hôn nhân để tạo điều kiện cho nhau có hướng đi riêng trong cuộc sống. Hiện nay, vấn đề ly hôn được ghi nhận chủ yếu trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, trong đó phải kể cả những nội dung liên quan đến hòa giải ly hôn đối với các cá nhân. Căn cứ Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nhà nước luôn khuyến khích hòa giải tại cơ sở. Việc hòa giải cần được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải.
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng đã ghi nhận hòa giải sẽ được diễn ra sau khi yêu cầu ly hôn đã được Tòa án thụ lý, khi đó Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự; Đồng thời, để điều chỉnh cụ thể hơn vấn đề này thì tại khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã hướng dẫn, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải, tạo điều kiện cơ bản để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
Với quy định liên quan đến hòa giải nêu trên, không có điều khoản nào yêu cầu bắt buộc diễn ra hòa giải tại cơ sở. Nếu có thể diễn ra thì chỉ thông qua sự tự nguyện và được khuyến khích thực hiện bởi tổ chức có liên quan đến gia đình, phụ nữ và trẻ em. Còn đối với hòa giải tại tòa án, sau khi nộp đơn ly hôn, thì thủ tục hòa giải là bắt buộc phải thực hiện tại Tòa án. Thủ tục hòa giải này được thực hiện trong giai đoạn chờ đưa vụ án ra xét xử sau khi vụ án đã được thụ lý.
2. Hòa giải không thành muốn rút đơn ly hôn được không?
Kết hôn hay ly hôn đều là những sự kiện pháp lý được cá nhân thực hiện một cách tự nguyện không ép buộc lừa dối nên việc yêu cầu ly hôn (dù thuận tình hay đơn phương là quyền của mỗi công dân nếu có lý do chính đáng đã được ghi nhận văn bản pháp luật liên quan. Quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khi yêu cầu ly hôn được ghi nhận khoản 4 Điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau: vợ, chồng có quyền thay đổi hoặc rút yêu cầu ly hôn trong bất kỳ giai đoạn nào.
Vì vậy, tùy vào từng giai đoạn của vụ ly hôn, thời điểm rút hồ sơ được quy định như sau:
– Khi đơn yêu cầu ly hôn đã được ghi đến Tòa nhưng chưa được thụ lý: Căn cứ Điều 363, Điều Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự, thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét để đưa ra quyết định thụ lý yêu cầu ly hôn trong vòng 8 ngày làm việc. Do đó, trước khi Tòa án thụ lý, vợ, chồng hoàn toàn có quyền rút đơn ly hôn. Khi nhận được yêu cầu rút đơn ly hôn thì Tòa án sẽ trả lại đơn ly hôn.
– Khi Tòa án đã thụ lý ly hôn: Nếu yêu cầu ly hôn đã đến giai đoạn thụ lý ly hôn thì cũng không ảnh hưởng đến việc rút đơn. Nguyên đơn nếu trong vụ ly hôn đơn phương có thể làm đơn yêu cầu gửi đến Tòa án có thẩm quyền đang giải quyết yêu cầu này. Còn đối với ly hôn thuận tình thì một trong hai người có quyền đi rút yêu cầu này;
– Thời điểm trước khi mở phiên tòa, phiên họp: Đây là giai đoạn chuẩn bị xét xử hoặc chuẩn bị xét đơn. Nếu vợ, chồng rút yêu cầu ly hôn thì Tòa án sẽ đình chỉ và trả lại đơn ly hôn (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 217 và điểm c khoản 2 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự);
– Thậm chí trong khi phiên tòa, phiên họp diễn ra: nếu vợ, chồng tự nguyện rút yêu cầu ly hôn thì Hội đồng xét xử sẽ đình chỉ xét xử với phần yêu cầu đã rút (Căn cứ khoản 2 Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).
Như vậy, cá nhân có thể rút đơn ly hôn trong bất kỳ thời điểm nào kể cả trong giai đoạn hòa giải không thành mà muốn rút lại yêu cầu của mình.
3. Có thể đề nghị Tòa án không tiến hành hòa giải ly hôn không?
Như đã biết, đối với vụ án ly hôn bắt buộc phải tiến ra thủ tục hòa giải tại Tòa tuy nhiên có một số trường hợp nhất định cá nhân vẫn có thể không cần thực hiện thủ tục này. Theo Điều 206 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những vụ án dân sự không được hòa giải bao gồm: Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước; Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cầm của luật hoặc trái đạo đức xã hội; Theo Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, những vụ án dân sự không hòa giải được bao gồm:
– Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong một vụ án ly hôn đã nhận được thông báo từ Tòa án đến lần thứ hai hợp lệ mà vẫn cố tình vắng mặt;
– Cá nhân giữ vị trí là đương sự không thể tham gia được vì có lý do chính đáng, không thể miễn cưỡng đi thực hiện hòa giải tại tòa ví dụ ly hôn với người đang thi hành án phạt tù,…;
– Nếu xuất hiện tình trạng đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự, không thể tự mình thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình;
– It nhất một đương sự có tư cách đề nghị không tiến hành hòa giải thì Tòa án sẽ xem xét chấp thuận và không tổ chức hòa giải.
Với quy định nêu trên thì trong vụ án ly hôn đơn phương, nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án. Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.
4. Rút đơn ly hôn có được lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?
Căn cứ khoản 3 Điều 18
– Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự là một trong trường hợp được lấy lại tiền tạm ứng án phí;
– Tiến hành đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2014 hoặc có quyết định của Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính năm 2015, cụ thể:
+ Người khởi kiện có thay đổi quan điểm và đưa ra đơn đề nghị rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
+ Đối với trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
+ Người với tư cách là người khởi kiện sẽ có quyền rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.
….
Như vậy, cá nhân đã nộp tiền tạm ứng án phí giải quyết ly hôn sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
–