Hồ sơ vay vốn cần chuẩn bị và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng. Huy động vốn thông qua hợp đồng vay vốn theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ vay vốn và thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng. Huy động vốn thông qua
Huy động vốn là quá trình hình thành cơ cấu nguồn vốn kinh doanh và phát triển các nguồn vốn khác tài trợ cho hoạt động kinh doanh, trừ nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp. Và một trong các phương thức huy động vốn là thông qua
– Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp gồm: Điều lệ công ty, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu (nếu có), chứng nhận (Tờ khai) thông tin đăng ký thuế, báo cáo cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh, bộ máy kế toán, chức danh quản lý chủ chốt, đặc biệt là làm rõ thông tin về người đại diện theo pháp luật và kế toán trưởng;
– Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu của tổ chức tín dụng) nêu rõ mục đích sử dụng vốn, dự án đầu tư/ phương án kinh doanh có tính khả thi và hiệu quả (có lợi nhuận) kèm theo nghị quyết phê duyệt của Hội đồng quản trị;
– Năng lực tài chính của doanh nghiệp: Báo cáp tài chính 03 năm gần nhất hoặc Báo cáo tài chính từ khi doanh nghiệp thành lập đến thời điểm vay vốn kèm theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông phê duyệt báo cáo tài chính; tỷ lệ vốn tự có tài trợ cho dự án kinh doanh; cơ chế quản lý tài chính minh bạch và hiệu quả (hồ sơ kế toán và quản lý tài chính); nguồn tài chính (dòng tiền vào) để trả nợ gốc và lãi vay;
– Mức tín nhiệm: Phản ánh mức độ tin cậy, mức độ rủi ro đầu tư và khả năng hoàn trả các khoản vay hoặc kết quả xếp lại hạng tín dụng và kết quả phân loại nợ gần nhất của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp, theo các quy định của Ngân hàng Nhà nước (Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, Thông tư
– Tài sản thế chấp hoặc bảo lãnh (nếu có) cho khoản vay dự kiến;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hồ sơ vay vốn của các doanh nghiệp: 1900.6568
Hợp đồng tín dụng thường sử dụng mẫu do tổ chức tín dụng phát hành, bao gồm các điều khoản chủ yếu sau:
+ Điều khoản vay: Hồ sơ pháp lý và hồ sơ dự kiến án kinh doanh, hồ sơ tín dụng, hồ sơ tài sản bảo đảm…;
+ Mục đích sử dụng vốn vay;
+ Phương thức cho vay: Hồ sơ đề nghị rút vốn, thủ tục giải ngân…;
+ Số vốn vay; Lãi suất cho vay;
+ Thời hạn cho vay;
+ Hình thức bảo đảm; Giá trị tài sản bảo đảm; Phương thức trả nợ;
+ Những cam kết khác được các bên thỏa thuận: Hồ sơ kế toán và kiểm tra vốn vay, sử dụng vốn tự có, bảo hiểm tài sản, thủ tục thông báo…
Như vậy, các doanh nghiệp có thể tham khảo các quy định trên để chuẩn bị hồ sơ vay vốn thực hiện các thủ tục giao kết hợp đồng tín dụng một cách nhanh chóng, hiệu quả.