Xuất khẩu lao động hiện nay đã và đang là một xu hướng phát triển khi xã hội ngày càng công nghiệp hóa và mở rộng thị trường. Dưới đây là hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động mọi người tham khảo:
Mục lục bài viết
1. Điều kiện cấp giấy phép xuất khẩu lao động:
Căn cứ Điều 10 Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH quy định điều kiên cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng gồm:
– Doanh nghiệp đảm bảo có số vốn điều lệ tối thiểu là 05 tỷ đồng trở lên.
– Có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư.
– Đã ký quỹ theo quy định.
– Người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng điều kiện sau:
+ Là công dân Việt Nam.
+ Có trình độ từ đại học trở lên.
+ Có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm.
+ Không thuộc đối tượng đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Đảm bảo không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép.
– Đảm bảo đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ.
– Đảm bảo có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc thuê ổn định nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu của hoạt động.
– Đảm bảo có trang thông tin điện tử.
2. Hồ sơ và thủ tục xin cấp giấy phép xuất khẩu lao động:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:
Hồ sơ cấp giấy phép xuất khẩu lao động (Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng):
– Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp.
– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Bản sao).
– Các giấy tờ, tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại phần 1, cụ thể như sau:
+ Điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp Giấy phép và giấy tờ chứng minh việc góp vốn (01 bản sao).
+ Sổ đăng ký cổ đông mới nhất đối với công ty cổ phần (01 bản sao).
+ Giấy xác nhận nộp tiền ký quỹ hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (01 bản chính).
+ Đối với người đại diện theo pháp luật nộp:
- Phiếu lý lịch tư pháp được cấp không quá 06 tháng trước thời điểm đề nghị cấp Giấy phép (01 bản sao).
- Bằng cấp chuyên môn (01 bản sao).
- Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm như
quyết định bổ nhiệm hoặchợp đồng lao động , văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc (01 bản sao).
+
- Bằng cấp chuyên môn (01 bản sao).
- Văn bằng, chứng chỉ ngoại ngữ (nếu có)
- Giấy tờ chứng minh kinh nghiệm làm việc (01 bản sao) như hợp đồng lao động, văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hoặc quá trình tham gia bảo hiểm xã hội hoặc giấy xác nhận kinh nghiệm của nơi đã làm việc của mỗi nhân viên nghiệp vụ.
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc hợp đồng thuê cơ sở vật chất để tổ chức giáo dục định hướng, kèm theo bảng kê do doanh nghiệp xác nhận về trang thiết bị, sơ đồ mặt bằng phòng học và khu vực nội trú (01 bản sao).
Bước 2: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, tài liệu như trên, doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ tại Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp trong vòng 20 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ: cơ quan có thẩm quyền không cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu văn bản đề nghị cấp phép giấy phép xuất khẩu lao động hiện nay:
Mẫu số 02
TÊN DOANH NGHIỆP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………. V/v đề nghị cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng | ……, ngày … tháng… năm … |
Kính gửi: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
1. Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng Việt1: …….
Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài: ………
Tên doanh nghiệp viết tắt: …….
Mã số doanh nghiệp: …….. đăng ký lần đầu ngày …. tháng… năm …, nơi cấp ……
2. Địa chỉ trụ sở chính: ……….
Điện thoại: ……… Email: …….
Địa chỉ trang thông tin điện tử: ………..
3. Vốn điều lệ: ………
4. Người đại diện theo pháp luật trong hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài là ông/bà ……. chức vụ …….
Đề nghị Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và giới thiệu với cơ quan thẩm quyền của2… để đưa người lao động đi làm việc tại3….
Hồ sơ kèm theo gồm:
1 ………
2 ………
Doanh nghiệp cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của nội dung kê khai và các giấy tờ gửi kèm theo.
| NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT |
___________________
1 Ghi bằng chữ in hoa.
2 Nhật Bản hoặc/và Đài Loan (Trung Quốc)
3 Nhật Bản hoặc/và Đài Loan (Trung Quốc)
4. Doanh nghiệp không niêm yết Giấy phép xuất khẩu lao động tại trụ sở có bị xử phạt không?
Theo quy định, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đăng tải Giấy phép trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, thông báo đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp dịch vụ đặt trụ sở chính trong vòng 10 ngày tính từ ngày Giấy phép được cấp.
Đồng thời, doanh nghiệp dịch vụ phải niêm yết công khai bản sao Giấy phép tại trụ sở chính và đăng tải Giấy phép trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong vòng 30 ngày tính từ ngày được cấp Giấy phép.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 42 Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
– Đối với doanh nghiệp không niêm yết công khai bản sao Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của doanh nghiệp dịch vụ tại trụ sở chính hoặc không đăng tải trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Giấy phép được cấp, cấp lại hoặc điều chỉnh thông tin: xử phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng.
Do đó, theo quy định trên thì doanh nghiệp bắt buộc phải niêm yết công khai Giấy phép xuất khẩu lao động tại trụ sở chính. Nếu trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp không thực hiện niêm yết sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Văn bản hợp nhất số 14/VBHN-VPQH Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định số 112/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Nghị định số 12/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động việt nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.