Thi hành án phạt trục xuất là gì? Thi hành án phạt trục xuất trong Tiếng Anh là gì? Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất? Thủ tục thi hành án phạt trục xuất?
Quy định về hệ thống hình phạt được áp dụng với cá nhân phạm tội ở nước ta rất da dạng, bên cạnh các hình phạt chính như tử hình, hình phạt tù,…thì các hình phạt bổ sung cũng rất đáng để chú ý. Nghiên cứu các hình phạt bổ sung, Luật Dương Gia nhận thấy, các hình phạt này có ý nghĩa vô cũng quan trọng, vừa có ý nghĩa trong việc ngăn chặn, hạn chế tình trạng phạm tội mới của người bị kết án, vừa có tính giáo dục răn đe. Một trong những hình phạt đặc biệt, vừa có thể là hình phạt chính vừa có thể là hình phạt bổ sung là hình phạt trục xuất mà việc thi hành hình phạt này trên cơ sở pháp luật cũng như trên cơ sở thực tế sẽ có nhiều vấn đề để khai thác và bàn luận.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
Chương VII, Luật Thi hành án hình sự năm 2019.
1. Thi hành án phạt trục xuất là gì?
Với tư cách là Luật nội dung,
Dưới góc độ Luật thi hành án hình sự, thi hành án phạt trục xuất là một bộ phận của thi hành án hình sự, theo đó “Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật thi hành án hình sự buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của
2. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất?
Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất được lập bởi cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh.
Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất bao gồm:
– Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;
– Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;
– Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt, nghĩa vụ khác (giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù, đặc xá, miễn chấp hành hình phạt tù, miễn, giảm hình phạt tiền, quyết định kết thúc, đình chỉ thi hành án, giấy chứng nhận hoặc xác nhận của cơ quan thi hành án có thẩm quyền về kết quả thi hành án hoặc kết quả thực hiện các nghĩa vụ khác.)
– Tài liệu khác có liên quan.
Đây là các giấy tờ, văn bản có giá trị chứng minh tính hợp pháp làm phát sinh hoạt động thi hành án và là các giấy tờ bắt buộc để người bị kết án có thể thực hiện việc xuất cảnh theo quy định.
3. Thủ tục thi hành án phạt trục xuất?
Thủ tục thi hành án trục xuất được thực hiện khá phức tạp dựa trên cơ sở quyết định thi hành án phạt trục xuất do Tòa anh cấp sơ thẩm ra quyết định, trải qua các bước cụ thể dưới đây:
Bước 1:
Đối với bước này, việc
– Trường hợp 1: Trường hợp ra quyết định thi hành án phạt trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền. Tòa án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam. Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án.
– Trường hợp 2: Trường hợp phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất thì 02 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho phạm nhân đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi trại giam đóng. Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.
Bước 2: Chỉ định nơi lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh
Đây là bước quan trọng để quyết định hoạt động thi hành án phạt trục xuất có thực hiện được hay không, tránh tình trạng người bị kết án bỏ trốn. Về nguyên tắc, trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.
Người chấp hành án có thể được lưu trú tại cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp đặc biệt sau:
– Không có nơi thường trú, tạm trú;
– Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;
– Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;
– Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;
– Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất;
– Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm;
– Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú được thực hiện như sau:
– Trường hợp người chấp hành án đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án đến cơ sở lưu trú;
– Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú;
– Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú.
Bước 3: Thực hiện buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam
Khi đến thời hạn người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền tiến hành kiểm tra căn cước của người chấp hành án phạt trục xuất và áp giải người đó đến địa điểm xuất cảnh và buộc rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Người chấp hành án phạt trục xuất được mang theo tài sản hợp pháp của mình khi rời khỏi lãnh thổ Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thi hành xong án phạt trục xuất, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo việc thi hành án phạt trục xuất cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án, Viện kiểm sát cùng cấp, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Tòa án đã ra quyết định thi hành án có thẩm quyền quyết định kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người chấp hành án khi thuộc một trong các trường hợp đặc biệt, cụ thể:
– Đang ốm nặng, đang phải cấp cứu không thể đi lại được và được cơ quan y tế hoặc bệnh viện từ cấp tỉnh trở lên xác nhận;
– Phải chấp hành bản án khác hoặc thực hiện nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam;
– Có lý do chính đáng khác chưa thể rời khỏi lãnh thổ Việt Nam được Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xác nhận.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định kéo dài thời hạn buộc phải rời khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với người chấp hành án, Tòa án phải gửi quyết định đó cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở, Viện kiểm sát cùng cấp nhằm kiểm soát hoạt động của cá nhân chấp hành án.
Trong quá trình thi hành án phạt trục xuất, cơ quan có thẩm quyền cần chú ý các vấn đề về giải quyết trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn; chi phí trục xuất được áp dụng. Đây là các vấn đề quan trọng, ảnh hưởng và quyết định việc thi hành án có thể hoàn thành trên thực tế hay không, điển hình là chi phí trục xuất, theo đó:
Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam; trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước; trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất.