Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nằm trong trường hợp chấm dứt hoạt động thì phải làm thủ tục giải thể theo đúng quy định. Vậy hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Quy định về điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Để tiến hành giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm thì trong Nghị định 46/2023/NĐ-CP đã quy định rất rõ về trình tự thủ tục tiến hành theo đúng quy định. Căn cứ theo khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 72 Nghị định 46/2023NĐ-CP thì các doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sau khi đã hoàn tất việc thanh toán các khoản nợ theo quy định tại khoản 2 của Điều 72 Nghị định này sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ giải thể bao gồm các văn bản dưới đây:
+ Thứ nhất, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm cần chuẩn bị văn bản đề nghị giải thể được thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật ký xác nhận thông tin và trong văn bản này cần nêu rõ được lý do giải thể. Để đảm bảo được sự thống nhất trong hình thức và nội dung của văn bản đề nghị giải thể thì mẫu văn bản chung được các bên sử dụng sẽ thực hiện theo Mẫu quy định tại Phụ lục XIX ban hành kèm theo nghị định;
+ Thứ hai, cần chuẩn bị quyết định của cấp có thẩm quyền theo quy định tại Điều lệ của công ty đối với việc tiến hành giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
+ Những bằng chứng chứng minh doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đủ điều kiện để giải thể, đó là việc thực hiện hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài chính và cam kết không vướng vào bất kỳ vấn đề nào giải quyết tranh chấp tại Tòa án và cơ quan Trong tài; bên cạnh đó, cũng phải có văn bản báo cáo thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của pháp luật và bản báo cáo về việc thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước và các chủ nợ khác; để chứng minh việc mình không làm trong quá trình giải quyết tranh chấp thì có thể chuẩn bị thêm bạn sau công chứng giấy xác nhận của cơ quan thuế và việc hoàn thành các nghĩa vụ về thuế và ngoài ra có một số các tài liệu chứng minh khác nếu có;
+ Để hoàn tất bộ hồ sơ tiến hành giải thể thì sẽ cần chuẩn bị giấy phép thành lập hoạt động. Hồ sơ sau khi đã được chuẩn bị đầy đủ và chính xác nội dung, về mặt hình thức thì sẽ được gửi lên Bộ tài chính để cơ quan này xem xét tiếp nhận giải quyết thủ tục giải thể;
– Cũng theo quy định Điều 72 của Nghị định 32/2023/NĐ-CP thì thành viên Hội đồng Quản trị thành viên, Hội đồng thành viên, cá nhân đang giữ vị trí là Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, người đang đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ phải tự chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác đối với các nội dung được ghi nhận trong hồ sơ nộp tại Bộ Tài chính;
– Theo quy định, sau khi Bộ Tài chính tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì trong thời gian 20 ngày cơ quan này sẽ phải ra quyết định giải tỏa doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
– Đối với trường hợp xác định hồ sơ giải thể mà có những nội dung không chính xác giả mạo những người được quy định tại khoản 4 của Điều này sẽ phải tự chịu trách nhiệm và liên đối với nhau thanh toán quyền lợi cho người lao động chưa được giải quyết liên quan đến nghĩa vụ về thuế chưa nộp thì cũng phải tự thực hiện ngoài ra số nợ khác chưa thanh toán và chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật về những hệ quả phát sinh đối với vấn đề này trong thời hạn 5 năm tính từ ngày nộp hồ sơ giải tại Bộ Tài chính. Với quy định nêu trên việc tiến hành giải thể chỉ được diễn ra trong việc đã hoàn thành hết các khoản nợ doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mới được nộp hồ sơ giải thể.
Cá nhân sau khi chuẩn bị các giấy tờ tài liệu đã được trình bày phía trên của bài viết thì sẽ đem tất cả hồ sơ giấy tờ này nộp cho bộ tài chính và trong thời gian 20 ngày nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì Bộ Tài chính diễn ra quyết định giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
2. Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải thanh toán nợ theo trình tự thế nào?
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khi giải thể kéo theo rất nhiều các hệ quả liên quan trong đó phải kể đến việc thanh toán các khoản nợ mà doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đang còn vướng mắc và chưa giải quyết trong thời gian hoạt động. Hiện nay, thứ tự thanh toán nợ có doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đã được quy định tại khoản 2 Điều 72 Nghị định 46/2023/NĐ-CP theo đó thứ tự thanh toán nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sắp giải thể sẽ được thực hiện như sau:
– Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm mà các khoản lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội cũng như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động chưa được chi trả theo đúng quy định thì đối với các khoản nợ này doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm thực hiện chi trả theo đúng quy định pháp luật và quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể cũng như
– Sau khi đã thanh toán các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc cũng như chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì các khoản nợ thuế sẽ là khoản nợ ưu tiên thứ hai được chi trả;
– Sau cùng đó là các khoản nợ khác được tiến hành chi trả để hoàn tất và đủ điều kiện thủ tục giải thể doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
3. Các trường hợp giải thể doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm:
Theo quy định tại khoản 21 Điều 4 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm được hiểu là doanh nghiệp được thành lập hợp pháp tổ chức và hoạt động thực hiện theo quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2022 cũng như nằm trong sự điều chỉnh của các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động môi giới bảo hiểm.
Có thể hiểu đơn giản, hoạt động môi giới bảo hiểm là các hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn cho bên mua bảo hiểm về những loại hình bảo hiểm hoặc sản phẩm bảo hiểm, đồng thời cung cấp thông tin của các chương trình bảo hiểm, điều kiện và điều khoản phí bảo hiểm, cũng như các thông tin liên quan đến doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
Bên cạnh đó hoạt động môi giới bảo hiểm còn được thể hiện thông qua việc đàm phán thu xếp giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm chỉ được thực hiện một số hoạt động môi giới bảo hiểm được cho phép có những hành vi bị nghiêm cấm được cho là ngăn cản việc các bên tiến hành mua bảo hiểm xúi giục bên mua bảo hiểm hủy bỏ hợp đồng hoặc tư vấn cho khách hàng mua bảo hiểm tại doanh nghiệp, bảo hiểm chi nhánh nước ngoài với các điều kiện điều khoản kém cạnh tranh hơn so với doanh nghiệp bảo hiểm chi nhánh nước ngoài khác để thu được hoa hồng môi giới cao hơn hoặc thực hiện một số các hành vi sai lệch khác cũng sẽ bị nghiêm cấm trong hoạt động môi giới.
Trước đây trước đây theo quy định tại Điều 23 của
+ Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn thêm tại cơ quan có thẩm quyền;
+ Thực hiện thông qua Nghị quyết, Quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của Hội đồng thành viên đối với Công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn và của Đại hội đồng đối với Công ty cổ phần;
– Xét trên thực tế việc công ty hoạt động nhưng không còn đảm bảo số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của luật này thì trong thời gian 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp cũng sẽ tiến hành giải thể;
– Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động hoặc việc thành lập có những sai phạm mà bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp là quản lý thuế có quy định khác.
Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi đảm bảo thanh toán hết tất cả các khoản nợ nghĩa vụ tài sản khác và không nằm trong quá trình giải quyết tranh chấp đang được giải quyết tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp môi giới bảo hiểm sẽ phải cùng chịu trách nhiệm lên tới và các khoản nợ của doanh nghiệp môi giới bảo hiểm. Nội dung này cũng đã được quy định tại khoản 1 Điều 72 Nghị định 46/2023/NĐ-CP cũng đã quy định nội dung tương tự.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2020;
– Nghị định số 46/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.