Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo Luật mới 2013? Thời hạn thông báo trước khi ra quyết định thu hồi đất? Thời gian có hiệu lực của quyết định thu hồi đất?
Cưỡng chế thu hồi đất là biện pháp hành chính mang tính cứng rắn được áp dụng đối với người có đất bị thu hồi cho dù họ có muốn hay không. Trên thực tế do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau và trong những trường hợp cần thiết, bằng quyền lực của mình, Nhà nước vẫn phải thực thi việc cưỡng chế đối với người có đất bị thu hồi.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về hồ sơ quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật đất đai khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Luật sư
Song để quyết định cưỡng chế đó không rơi vào tình trạng lạm quyền, độc quyền của một bộ phận cán bộ có thẩm quyền, quyền lợi của người dân không bị xâm hại thì việc cưỡng chế thu hồi đất chỉ được đặt ra trong những trường hợp nhất định, khi có đủ cơ sở, căn cứ để thực hiện. Theo đó, cưỡng chế thi hành quyết định thu hồi đất chỉ đặt ra trong các trường hợp:
Chính vì vậy khi việc thu hồi đất thực hiện đúng trình tự, thủ tục về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo nội dung 3 bước bao gồm:
– Giới thiệu địa điểm và thông báo thu hồi đất
– Lập phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư
– Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, giao đất, cho thuê đất.
Theo đó việc thu hồi đất cũng phải đảm bảo được về mặt hồ sơ như sau:
Theo thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất quy định :
Điều 11. Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất
“1. Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất gồm:
a) Thông báo thu hồi đất;
b) Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi;
c) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (nếu có);
d) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đãcó khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất);
đ) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập gồm:
a) Quyết định thu hồi đất;
b) Văn bản đề nghị cưỡng chế thu hồi đất của Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
c) Báo cáo của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi về quá trình vận động, thuyết phục người có đất thu hồi theo quy định nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
d) Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định cưỡng chế thu hồi đất theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Như vậy, hồ sơ cưỡng chế thu hồi đất phải đảm bảo các yếu tố sau:
Khi thu hồi phải ra thông báo thu hồi đất; Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được thẩm định và bản tổng hợp ý kiến đóng góp của người có đất bị thu hồi; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất (đã có khi lập hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất); Tờ trình kèm theo dự thảo quyết định thu hồi đất …
Bên cạnh đó hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất do Phòng Tài nguyên và Môi trường lập cũng phải đảm bảo đủ các giấy tờ quyết định kèm theo quy định của pháp luật để đảm bảo cho quá trình thu hồi đất diễn ra nhanh chóng, công khai minh bạch, đảm bảo quyền lợi ích của nhà nước nói chung cũng như lợi ích của cá nhân, tổ chức bị thu hồi.
1. Cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo Luật mới 2013
Thu hồi đất là việc nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.Việc thu hồi đất luôn là vấn đề phức tạp nếu không được thực hiện đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các quyền cơ bản của công dân. Luật đất đai năm 2013 đã khẳng định một cách rõ ràng nguyên tắc công khai, minh bạch và dân chủ trong công tác thu hồi đất. Khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng thì phải có thông báo ban hành thu hồi đất. Để có được thông báo thu hồi đất này phải được phải có hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất.
Cụ thể theo quy định Điều 9, Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất thì hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành thông báo thu hồi đất gồm:
“- Tờ trình kèm theo dự thảo thông báo thu hồi đất để thực hiện dự án theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư này.”
Trường hợp dự án có sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng vào mục đích khác mà không thuộc trường hợp được Quốc hội quyết định đầu tư hoặc Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư thì phải có văn bản chấp thuận cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Thủ tướng Chính phủ hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Đất đai và Khoản 2 Điều 68 của
“- Bản vẽ vị trí, ranh giới, diện tích khu đất thu hồi để thực hiện dự án (đã có trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện);
– Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với các thửa đất nằm trong ranh giới khu đất thu hồi để thực hiện dự án.”
2. Thời hạn thông báo trước khi ra quyết định thu hồi đất
Tóm tắt câu hỏi:
Xin cho tôi hỏi trong Khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013: Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết” thì phải hiểu thế nào?
Cách 1: Khi có thông báo thu hồi đất (10/2/2016) thì sau đó chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp (10/5/2016) phải có QĐ thu hồi đất. Có nghĩa là thời hạn cuối cùng để ra quyết định thu hồi đất.
Cách 2: Khi có thông báo thu hồi đất (10/2/2016) thì sau đó 90 ngày đối với đất NN (10/5/2016) phải có QĐ thu hồi đất. Có nghĩa là từ 11/5/2016 trở ra mới phải ra quyết định thu hồi đất.
Xin giải thích giùm để tôi hiểu được chính xác nhất. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 67 Luật đất đai 2013 về việc thông báo thu hồi đất và chấp hành quyết định thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
1. Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
2. Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực thu hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời hạn thông báo thu hồi đất.
3. Người có đất thu hồi có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong quá trình điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
4. Khi quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành và phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt được công bố công khai, người có đất thu hồi phải chấp hành quyết định thu hồi đất.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Luật đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Chậm nhất là 90 ngày (hoặc 180 ngày) trước khi có quyết định thu hồi đất ở đây được hiểu là thời gian tính từ khi thông báo thu hồi đất đến khi ra quyết định thu hồi đất ít nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp, 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Ví dụ: Cơ quan có thẩm quyền có quyết định thu hồi đất ngày 10/2/2016 thì trước đó chậm nhất 90 ngày đối với đất nông nghiệp (tức là chậm nhất là ngày 12/10/2015) phải có thông báo thu hồi đất.
Do vậy, hai cách hiểu trên của bạn là chưa chính xác. Các nhà làm luật chỉ quy định thời hạn cuối cùng mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có thông báo thu hồi đất chứ không quy định thời hạn cuối cùng mà cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. Bạn hãy lấy mốc thời gian là ngày có quyết định thu hồi và tính lùi về thời gian trước đó, hạn cuối là 90 ngày trước đó.
3. Thời gian có hiệu lực của quyết định thu hồi đất
Tóm tắt câu hỏi:
Xin LS tư vấn! Ở địa bàn tôi có tình tình trạng thu hồi đất năm 2008 nhưng đến nay chưa BTHT, lý do huyện thu hồi tổng thể nhưng thực hiện BTHT và thi công dự án theo từng giai đoạn (đã BTHT và thi công phần diện tích thuộc giai đoạn 1). Đến nay, phần diện tích thu hồi năm 2008 (diện tích còn lại) giờ mới lập thủ tục BTHT để thực hiện công trình.
Vậy: 1. Quyết định thu hồi đất năm 2008 đến nay còn hiệu lực không? do thu hồi lâu nhưng chưa thực hiện BTHT vì vậy ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các hộ gia đình. 2. Nếu QĐ thu hồi đất còn hiệu lực thì việc BTHT thực hiện theo Luật đất đai 2003 hay Luật đất đai năm 2013. Vì các chính sách BTHT tại 2 luật này có thay đổi. 3. Các hộ gia đình yêu cầu hỗ trợ ngừng sản xuất trong thời gian từ năm 2008 đến nay có hợp lý hay không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 4 Điều 34 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về bồi thường, hỗ trợ; tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
“4. Trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 thì giải quyết theo quy định sau đây:
a) Đối với dự án thuộc trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai, chủ đầu tư đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai năm 2013”
Căn cứ vào quy định này thì trường hợp đã có quyết định thu hồi đất nhưng chưa có phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được phê duyệt trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 đối với dự án thuộc trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật Đất đai năm 2013, chủ đầu tư đủ điều kiện quy định tại Khoản 3 Điều 58 của Luật Đất đai năm 2013 thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép tiếp tục lập, thẩm định, phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn quyết định thu hồi đất năm 2008 nhưng chưa thực hiện bồi thường vẫn còn hiệu lực pháp luật, pháp luật không quy định về hiệu lực của quyết định thu hồi. Căn cứ vào khoản 4 Điều 34 Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì phương án bồi thường trong trường hợp của bạn sẽ được thực hiện theo quy định của Luật đất đai năm 2013.
Căn cứ vào khoản 7 Điều 19 thì Nghị định 47/2014/NĐ-CP có quy định“Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ, định kỳ chi trả tiền hỗ trợ cho phù hợp với thực tế tại địa phương”. Vì vậy, yêu cầu hỗ trợ ngừng sản xuất trong thời gian từ năm 2008 đến nay sẽ phụ thuộc vào quyết định Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong luật không quy định chi tiết về việc hỗ trợ này.