Hồ sơ khám giám định dị dạng, dị tật, đối với người bị nhiễm chất độc hóa học do kháng chiến. Hồ sơ giám định dị dạng được quy định thế nào?
Hồ sơ khám giám định dị dạng, dị tật, đối với người bị nhiễm chất độc hóa học do kháng chiến. Hồ sơ giám định dị dạng được quy định thế nào?
Giám định y khoa đối với trường hợp bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật áp dụng với đối tượng người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học; Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học. Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học và con đẻ của họ đã được xác nhận bị bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học theo quy định của pháp luật. Hồ sơ giám định y khoa đối với những đối tượng này được quy định tại Điều 10, Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng là người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH bao gồm:
–
– Có một trong các giấy tờ sau:
+ Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH;
+ Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở lao động thương binh xã hội sao và xác nhận.
– Riêng đối với đối tượng mắc bệnh quy định tại Khoản 10 Điều 7 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH chỉ cần có giấy tờ có giá trị pháp lý được xác lập trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 ghi nhận mắc bệnh thuộc nhóm bệnh thần kinh ngoại biên, được Sở lao động thương binh xã hội sao và xác nhận, không cần giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Hồ sơ khám giám định lần đầu đối với đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH bao gồm:
– Giấy giới thiệu của Sở lao động thương binh xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH, do Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Sở lao động thương binh xã hội ký tên và đóng dấu;
– Có một trong các giấy tờ sau:
+ Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH;
+ Bản tóm tắt quá trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với đối tượng đã được khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH;
+ Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với đối tượng chưa khám bệnh, chữa bệnh về các dị dạng, dị tật có trong Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH.
Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở lao động thương binh xã hội sao và xác nhận.
Hồ sơ khám giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh bao gồm:
– Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết do vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
– Hồ sơ giám định y khoa (bản sao) theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
– Bản sao Biên bản khám giám định y khoa đối với trường hợp Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh đã khám giám định cho đối tượng hoặc bản sao Biên bản họp của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh kết luận vượt khả năng chuyên môn đối với trường hợp chưa khám giám định do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
Hồ sơ khám giám định phúc quyết do đối tượng không đồng ý với kết quả khám giám định lần đầu bao gồm:
– Văn bản đề nghị khám giám định phúc quyết của Hội đồng giám định y khoa tỉnh đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng, văn bản ghi rõ đối tượng không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa và đề nghị khám giám định phúc quyết (kèm theo văn bản đề nghị khám giám định của đối tượng).
– Hồ sơ giám định y khoa (bản sao) theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH và bản sao Biên bản giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Hồ sơ khám giám định phúc quyết theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế hoặc Cục Người có công, Bộ lao động thương binh xã hội bao gồm:
– Văn bản yêu cầu khám giám định phúc quyết nêu rõ nội dung yêu cầu khám giám định;
– Hồ sơ giám định y khoa (bản sao) theo quy định tại Khoản 1 hoặc Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH và bản sao Biên bản giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa đã khám giám định cho đối tượng do Lãnh đạo cơ quan Thường trực Hội đồng đã khám giám định cho đối tượng ký tên và đóng dấu của cơ quan Thường trực Hội đồng.
Hồ sơ khám giám định phúc quyết lần cuối bao gồm:
– Quyết định thành lập Hội đồng khám giám định phúc quyết lần cuối của Bộ trưởng Bộ Y tế;
– Hồ sơ giám định y khoa theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 hoặc Khoản 5 Điều 6 Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH;
– Bản sao Biên bản khám giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa đã khám giám định phúc quyết.