Hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất? Thành phần hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp mới và chuẩn nhất?
Nếu bạn đã đủ điều kiện để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, vậy hồ sơ bạn cần làm thủ tục xin hưởng gồm những gì? Thời hạn và trình tự thực hiện ra sao? Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
Luật sư tư vấn hồ sơ, giấy tờ cần thiết hưởng trợ cấp thất nghiệp: 1900.6568
Mục lục bài viết
- 1 1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- 2 2. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
- 3 3. Có việc làm mới mà vẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp gây hậu quả gì?
- 4 4. Cấp lại giấy xác nhận chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
- 5 5. Đang nghỉ thai sản đồng thời có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
1. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
c) Quyết định sa thải;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.
Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
Đối với người sử dụng lao động là các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thì trong thời hạn 30 ngày, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Công an nhân dân thực hiện xác nhận về việc đóng bảo hiểm thất nghiệp và trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, kể từ ngày nhận được đề nghị của người sử dụng lao động.
2. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp:
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của
2. Người lao động được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ theo đường bưu điện nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp nêu trên là ngày người được ủy quyền trực tiếp nộp hồ sơ hoặc ngày ghi trên dấu bưu điện đối với trường hợp gửi theo đường bưu điện.
3. Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, ghi phiếu hẹn trả kết quả theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định và trao phiếu trực tiếp cho người nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện đối với người nộp hồ sơ qua đường bưu điện; trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trả lại cho người nộp và nêu rõ lý do.
3. Có việc làm mới mà vẫn nhận bảo hiểm thất nghiệp gây hậu quả gì?
Khi người lao động đang nhận bảo hiểm thất nghiệp thì tìm được việc làm mới và vẫn tiếp tục nhận bảo hiểm thất nghiệp thêm 4 tháng nữa sau khi nhận được việc làm mới thì hậu quả pháp lý xảy ra như thế nào? Quy định của pháp luật về vấn đề này ra sao?
Trong trường hợp này, người lao động là người SAI.
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 quy định về thông báo về việc tìm kiếm việc làm, người lao động trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp có nghĩa vụ thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm. Khi đã là nghĩa vụ thì nếu người lao động vi phạm nghĩa vụ của mình chắc chắn họ phải chịu các chế tài.
Nghị định 28/2015/NĐ-CP cũng quy định chi tiết vấn đề tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong trường hợp người lao động vi phạm nghĩa vụ thông báo tìm kiếm việc làm.
Người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo tìm kiếm việc làm như sau:
– Bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi khai báo không trung thực
– Bị truy thu số tiền trợ cấp thất nghiệp đã hưởng.
Theo quy định tại Điều 27, Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì người còn phải bồi thường như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy trong trường hợp này, người lao động phải bồi thường về hành vi của mình gây ra.
4. Cấp lại giấy xác nhận chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2012 tôi có đi làm công ty với thời gian là 6 tháng. Tôi được đóng đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp. Tháng 4 năm 2013, tôi có xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Nhưng trong thời gian lưu trữ sổ bảo hiểm tôi đã bị thất lạc không tìm thấy. Giờ tôi lại tiếp tục đi làm công ty, phía công ty yêu cầu tôi nộp lại sổ, tôi báo mất họ lại yêu cầu về Bảo hiểm xã hội huyện nơi mà tôi xin hưởng bảo hiểm xã hội một lần xin lại giấy C15-TS. Nhưng phía Bảo hiểm xã hội huyện lại không cấp cho. Xin văn phòng luật sư giúp tôi giải đáp thắc mắc.
Luật sư tư vấn:
Theo như bạn trình bày, bạn đã xin hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng đã làm mất sổ, giờ bạn tiếp tục đi làm thì công ty yêu cầu bạn nộp lại sổ và cơ quan bảo hiểm yêu cầu bạn xin giấy C15-TS.
Đầu tiên, bạn cần hiểu C15-TS là gì?
Theo Công văn 4490/BHXH-CSXH có định nghĩa về Mẫu giấy xác nhận C15-TS như sau:
C15 – TS là mẫu giấy xác nhận cho người lao động đã giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì được cấp Giấy xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng để giao cho người lao động.
Như vậy, chỉ khi người lao động đã được giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội 1 lần nhưng chưa hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động mới được cấp mẫu giấy xác nhận C15-TS.
Trong trường hợp của bạn, do bạn không không nói rõ bạn hưởng đã hưởng bảo hiểm chưa nên bạn cần xác định như sau:
– Nếu bạn đã hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần và đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp sau thời gian bạn nghỉ việc thì bạn không được cấp giấy xác nhận C15-TS.
– Nếu bạn chưa được hưởng trợ cấp thất nghiệp mà làm giấy xác nhận chưa nhận hưởng bảo hiểm thất nghiệp C15- TS thì bạn có thể yêu cầu cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần cấp lại cho bạn mẫu giấy xác nhận này. Sau khi nhận được đơn xin cấp giấy chứng nhận thì cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cấp giấy xác nhận mẫu số C15-TS lần đầu có trách nhiệm như sau tiếp nhận và giải quyết cấp lại theo
5. Đang nghỉ thai sản đồng thời có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện vợ tôi đang nghỉ hưởng trợ cấp thai sản đồng thời xin nghỉ việc luôn. Vậy, vợ tôi có thể làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp được không? Việc này có ảnh hưởng gì đến việc hưởng trợ cấp thai sản không?
Luật sư tư vấn:
Chế độ thai sản và thất nghiệp là 2 chế độ khác nhau, có thể hưởng cùng một lúc trong cùng 1 thời gian. Nếu bạn sinh con trước, chấm dứt hợp đồng sau thì công ty có trách nhiệm thanh toán thai sản cho bạn và bạn được chốt sổ khi chấm dứt hợp đồng lao động và đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
* Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
Căn cứ theo quy định tại Điều 43
– Chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc;
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật việc làm năm 2013 ; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 Luật việc làm năm 2013;
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật việc làm năm 2013;
* Điều kiện hưởng bảo hiểm thai sản:
Căn cứ theo quy định tại quy định Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:
– Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
đồng thời lao động nữ đảm bảo có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Lao động nữ sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Như vậy, khi vợ bạn đang hưởng trợ cấp thai sản, nếu chấm dứt hợp đồng lao động và đảm bảo đủ điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì vợ bạn hoàn toàn có thể làm thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp.