Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì? Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?
Hiện nay, Việt nam đang trên đà phát triển, cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đưa đất nước ta hội nhập với sự phát triển chung của cả thế giới. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta ngày càng thu được những kết quả tốt đẹp. Nhà nước luôn có những biện pháp hỗ trợ người dân thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo. Vậy hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Hộ nghèo, hộ cận nghèo là gì?
1.1. Thực trạng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta hiện nay:
– Sau ngày 30/4/1975, đất nước ta hoàn toàn được giải phóng khỏi ách xâm lược của bọn thực dân, đế quốc. Sau khi giành được độc lập, đất nước ta phải đối mặt với 2 loại giặc: “giặc đói” và “giặc dốt”. Đảng, Nhà nước và nhân dân bắt tay vào công cuộc đổi mới đất nước. Các kế hoạch dài hạn 5 năm nhằm phát triển kinh tế liên tục được triển khai và thực hiện. Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành tựu quan trọng: Đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng, kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống người dân được cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, vấn đề phân hóa giàu nghèo nổi lên giữa các vùng, các nhóm dân cư, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng đông đồng bào dân tộc thiểu số,..đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Vào đầu năm 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình xóa đói giảm nghèo. Chỉ sau gần 30 năm, Việt Nam từ nước nghèo, đi lên trở thành nước đang phát triển. Số lượng hộ nghèo, hộ cận nghèo ở nước ta liên tục giảm.
– Từ thời kỳ hướng tới mục tiêu “ăn no mặc ấm”, Đảng và Nhà nước ta hướng tới xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống người dân. Người dân hiện đang hướng theo mục tiêu chất lượng cuộc sống là “ ăn ngon mặc đẹp”. Các chính sách nâng cao chất lượng cuộc sống, hỗ trợ người nghèo được Đảng và Nhà nước đưa ra nhằm đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo.
1.2. Khái niệm hộ nghèo, hộ cận nghèo:
Hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành. Theo đó, Hộ nghèo, hộ cận nghèo là hộ gia đình qua điều tra, rà soát hằng năm ở cơ sở đáp ứng các tiêu chí về xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2
Về hộ nghèo:
Hộ nghèo là những hộ gia đình đảm bảo những điều kiện nhất định theo quy định của Nhà nước và pháp luật. Theo đó, ở từng khu vực, tiêu chí xác định hộ nghèo là khác nhau. Cụ thể:
– Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
– Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Về hộ cận nghèo:
Cũng giống hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo khu vực, địa phương. Những đối tượng thuộc hộ cận nghèo cần đảm bảo những tiêu chí nhất định như sau:
– Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
– Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Có thể thấy, để xác định hộ nghèo, hộ cần nghèo, Nhà nước sẽ căn cứ vào thu nhập của các hộ đó. Đây đều là những hộ có thu nhập sống kém, mức sống thấp. Nhằm đảm bảo cuộc sống cho những đối tượng này, Nhà nước phải đưa ra những chủ trương xét duyệt hộ nghèo, hộ cần nghèo để có thể đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời. Điển hình là sự hỗ trợ tiền hàng tháng.
2. Hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ bao nhiêu tiền một tháng?
– Căn cứ Khoản 4 và 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau: “ Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con)”.
– Cụ thể, Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,5 đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
- Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
- Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
+ Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này:
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật nặng;
- Hệ số 2,0 đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại các khoản 7 và 8 Điều 5 Nghị định này.
– Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
Như vậy, mức hưởng tiền trợ cấp hộ nghèo, hộ cận nghèo ở từng đối tượng sẽ có sự khác nhau. Theo đó, người thuộc diện hộ nghèo đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) sẽ được hưởng theo hệ số 1.0 đối với mỗi một con đang nuôi. Đối với người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo theo quy định pháp luật sẽ được hưởng theo hệ số 3.0. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Việc Nhà nước hỗ trợ tiền hàng tháng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là một trong những phương thức bảo vệ quyền con người của Đảng và nhà nước với công dân. Nó thể hiện tính nhân văn, tinh thần tương thân tương ái, phẩm chất đạo đức mang tính truyền thống của người dân Việt nam: Tình yêu thương, bao dung,…Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước sẽ tạo điều kiện để những hộ dân có hoàn cảnh khó khăn yên tâm sinh sống, lao động và làm việc. Từ đó, sẽ cố gắng lao động và làm việc, thoát khỏi tình trạng khó khăn, đói nghèo. Sự hỗ trợ của Đảng và Nhà nước không chỉ giúp đảm bảo cuộc sống cho từng cá nhân, mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của kinh tế xã hội. Đưa đất nước ta phát triển mạnh mẽ; hy vọng sâu xa hơn là Việt Nam không còn hộ nghèo, tất cả người dân đều được hưởng cuộc sống ấm no, đầy đủ.