Thuế khoán là gì? Miễn thuế khoán được hiểu như thế nào? Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào được miễn thuế khoán?
Mặc dù thuế là những nghĩa vụ bắt buộc của Nhà nước đối với các đối tượng có nghĩa vụ phải chịu thế, nhưng Nhà nước đã và đang có những chính sách ưu đãi về thuế nhất định đối với các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế. Trong hoạt động kinh doanh thì các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh cũng có thể được hưởng ưu đãi về thuế là được miễn thuế khoán. Vậy hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào được miễn thuế khoán?
Tổng đài Luật sư
* Cơ sở pháp lý:
– Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19;
– Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19;
– Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Mục lục bài viết
1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nào được miễn thuế khoán?
Hiện nay, việc miễn thuế khoán đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được quy định tại Điều 2 Nghị định số 92/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2021 do Chính phủ ban hành quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 406/NQ-UBTVQH15 ngày 19 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19. Quy định này thể hiện việc miễn thuế đối với tất cả các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, do đó, chúng ta hiểu rằng quy định này sẽ miễn thuế đối với cả trường hợp khai thuế hoặc thuế khoán của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Đối tượng được miễn thuế khoán được quy định cụ thể như sau:
“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú hoạt động trong mọi ngành nghề, hình thức khai thuế, nộp thuế, có hoạt động sản xuất kinh doanh tại các địa bàn huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là địa bàn cấp huyện) chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ
Theo quy định này thì đối tượng được hưởng ưu đãi miễn thuế đó chính là toàn bộ các cá nhân, hộ kinh doanh đang kinh doanh ở mọi ngành nghề tại các địa bàn huyện, thị xã, quận, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương chịu tác động của dịch Covid-19 trong năm 2021. Cần phải lưu ý rằng các địa bàn chịu tác động của dịch bệnh thì mới được miễn thuế, quy định này sẽ không áp dụng đối với các khu vực không chịu tác động của dịch bệnh.
Quy định này của Nhà nước thể hiện sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước đối với các chủ thể kinh doanh nói chung và các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh trong thời kì dịch Covid- 19 diễn biến phức tạp đã gây gián đoạn việc kinh doanh của các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Khi miễn các khoản thuế cho các cá nhân, hộ kinh doanh sẽ giúp họ giảm được phần nào gánh nặng về tài chính, từ đó từng bước phục hồi lại hoạt động kinh doanh trong thời gian “bình thường mới”.
Việc miễn thuế đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh được áp dụng đối thuế phát sinh từ hoạt động kinh doanh trong quý III, quý IV của năm 2021. Các loại thuế được miễn bao gồm: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế tài nguyên, thuế bảo vệ môi trường. Căn cứ của số thuế được miễn đó chính là trên
2. Thuế khoán là gì?
Nếu đứng độc lập, “Khoán” được hiểu là việc yêu cầu một cá nhân thực hiện một công việc nhất định và sẽ kiểm tra lại kết quả đạt được mà không chú trọng đến quá trình làm công việc đó.
Thuế khoán cũng mang nét đặc trưng của “khoán” trong công việc. Thuế khoán được hiểu là việc áp dụng một mức thuế (tức số tiền thuế) nhất định đối với chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế. Các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế khoán sẽ thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo số tiền thuế đã được ấn định trước. Mức thuế khoán sẽ được xác định dựa trên công thức tính toán nhất định. Nhà nước sẽ không yêu cầu việc khai thuế, hóa đơn chính xác như các phương pháp nộp thuế khác.
Thuế khoán được áp dụng đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh. Cụ thể thì tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư số 40/2021/TT-BTC ngày 01 tháng 6 năm 2021 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh quy định:
“1. Phương pháp khoán được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư này.”
Như vậy, quy định này đã xác định cụ thể với mức doanh thu, loại hình kinh doanh nào sẽ áp dụng phương thức thuế khoán. Một điểm cần lưu ý rằng, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chịu thuế khoán phải là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu lớn hơn 100 triệu đồng trong 1 năm dương lịch.
Việc áp dụng thuế khoán đối với các chủ thể này dựa trên thực tế, với các doanh thu thấp, cũng như mô hình kinh doanh không cơ bản, không có kế toán rõ ràng, thì việc thực hiện kế toán thuế đầy đủ và chính xác là điều vô cùng khó khăn của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đồng thời cũng khó khăn cho việc quản lý thuế của cơ quan nhà nước. Việc áp dụng thuế khoán sẽ khắc phục được nhược điểm này khi các cơ quan nhà nước sẽ dựa trên tình hình thực tế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh để xác định mức thuế khoán cho các chủ thể này. Mức thuế khoán được hiểu là “là tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước phải nộp của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do cơ quan thuế xác định theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế. (Khoản 9 Điều 3 Thông tư số 40/2021/TT- BTC)
Tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 40/2021/TT- BTC quy định về cách xác định thuế khoán đôi với hộ khoán như sau:
“Căn cứ xác định thuế khoán bao gồm:
a) Hồ sơ khai thuế của hộ khoán do hộ khoán tự kê khai theo dự kiến doanh thu và mức thuế khoán của năm tính thuế;
b) Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế;
c) Ý kiến tham vấn của Hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn;
d) Kết quả công khai thông tin và tiếp nhận ý kiến phản hồi từ Hội đồng tư vấn thuế, Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, hộ khoán và các tổ chức, cá nhân khác.”
Như vậy, cơ sở để xác định mức thuế khoán cần phải được đánh giá đầy đủ từ thực tiễn khai thuế của các hộ kinh doanh và có thể dựa trên cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, từ việc thực tiễn số thuế mà hộ kinh doanh đã nộp hoặc dựa trên thuế mà hộ kinh doanh có quy mô tương đương đã nộp, và sự tham khảo ý kiến từ các cán bộ, kết quả công khai thông tin. Cần phải có việc xin ý kiến và kết quả công khai thông tin, tiếp nhận ý kiến phản hồi của các chủ thể khác trong việc xác định thuế khoán là điều cần thiết, vì trong quá trình khai thuế, các hộ kinh doanh có thể không khai thuế, dự kiến doanh thu một cách minh bạch nên cần phải có sự tư vấn của các chủ thể trên địa bàn hộ kinh doanh hoạt động để có một cái nhìn khách quan, toàn diện hơn.
3. Miễn thuế khoán được hiểu như thế nào?
Miễn thuế khoán bản chất cũng là việc miễn thuế đối với các chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế, đây chính là ưu đãi về thuế mà Nhà nước dành cho các đối tượng chịu thuế. Miễn thuế là được hiểu là việc Nhà nước sẽ không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với các chủ thể nộp thể do các chủ này đáp ứng các điều kiện luật định để được miễn thuế. Từ đó có thể hiểu miễn thuế khoán chính là việc không áp dụng nghĩa vụ nộp thuế đối với các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh khi các chủ thể này thỏa mãn các điều kiện được pháp luật quy định miễn thuế khoán.
Trong các trường hợp miễn thuế hay miễn thuế khoán, thì cần phải lưu ý rằng các chủ thể là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh vẫn thuộc đối tượng chịu thuế, họ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế đối với nhà nước. Thông thường, những chính sách miễn thuế khoán được áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định.