Hình thức Tòa án hỗ trợ trong hoạt động của trọng tài thương mại. Tòa án có quyền ra quyết định thay đổi trọng tài viên.
1.Tòa án có thể quyết định thay đổi trọng tài viên.
Tại khoản 4, điều 42 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định:
“ Đối với vụ tranh chấp do Hội đồng trọng tài vụ việc giải quyết, việc thay đổi Trọng tài viên sẽ do các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài quyết định. Trong trường hợp các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các trọng tài viên hay trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp, thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của một hoặc các Trọng tài viên nói trên, của một hoặc các bên tranh chấp, Chánh án Tòa án có thẩm quyền phân công một Thẩm phán quyết định về việc thay đổi Trọng tài viên.”
Theo đó, nếu các thành viên còn lại của Hội đồng trọng tài không quyết định được hoặc nếu các Trọng tài viên hay Trọng tài viên duy nhất từ chối giải quyết tranh chấp thì Tòa án sẽ có thẩm quyền về việc thay đổi trọng tài viên. Có thể thấy Luật trọng tài thương mại 2010 đã khắc phục được hạn chế của Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 nhằm đảm bảo sự công bằng và quyền lợi chính đáng của các bên.
Bên cạnh đó, Luật Trọng tài thương mại 2010 còn quy định tại khoản 4 Điều 43 đối với trường hợp Trọng tài viên được lựa chọn không thể tiếp tục tham gia giải quyết tranh chấp: “ Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.”
Các quy định trên của Luật trọng tài thương mại giúp đảm bảo vụ tranh chấp sẽ được trọng tài giải quyết. Việc can thiệp của quyền lực nhà nước vào hoạt động trọng tài bằng việc chỉ định, thay đổi Trọng tài viên làm cho trọng tài có thể thực hiện được nhiệm vụ mà các bên tranh chấp giao phó, giúp các bên tháo gỡ những bất đồng, mâu thuẫn phát sinh.
2. Xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài.
Theo quy định tài Điều 6 Luật trọng tài thương mại 2010 thì “Trong trường hợp các bên tranh chấp đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án phải từ chối thụ lý, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài vô hiệu hoặc thoả thuận trọng tài không thể thực hiện được”. Đây là sự hỗ trợ rất quan trọng của Tòa án đối với hoạt động trọng tài, thể hiện thái độ dứt khoát của Tòa án khi không thụ lý vụ tranh chấp mà các bên đã thỏa thuận trọng tài. Tuy nhiên Điều luật này cũng quy định trường hợp các bên đã có thỏa thuận nhưng thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Tòa án vẫn có thẩm quyền giải quyết. Những thỏa thuận trọng tài vô hiệu được quy định tại Điều 18 Luật trọng tài thương mại 2010, nhưng vấn đề đặt ra là, ai có thẩm quyền tuyên bố thỏa thuận trọng tài vô hiệu. Luật trọng tài thương mại không quy định rõ vì vậy có thể hiều rằng
3. Sự hỗ trợ của Tòa án đối với trọng tài trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Tại điều 48 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “ Các bên tranh chấp có quyền yêu cầu Hội đồng Trọng tài, Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của Luật này và các quy định của pháp luật có liên quan, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; Việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không bị coi là sự bác bỏ thỏa thuận trọng tài hoặc khước từ quyền giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài.”
Theo đó trong quá trình Hội đồng trọng tài giải quyết vụ tranh chấp, nếu cảm thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại hoặc có nguy cơ trực tiếp bị xâm hại thì các bên có quyền làm đơn lên Tòa án để yêu cầu việc áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thơì thích hợp để bảo vệ tài sản đang bị tranh chấp. Hội đồng trọng tài hoặc tòa án có quyền áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời khi có một hoặc các bên đương sự yêu cầu, tùy theo sự thỏa thuận giữa các bên.
Đây là quy định mới của Luật trọng tài thương mại 2010. Theo quy định của pháp luật thì Hội đồng trọng tài có quyền thu thập chứng cứ, các bên có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Hội đồng trọng tài để chứng minh các sự việc có liên quan đến nội dung đang tranh chấp. Trong trường hợp Hội đồng trọng tài, một hoặc các bên đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không thể tự mình thu thập được thì có thể gửi văn bản đề nghị Toà án có thẩm quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến vụ tranh chấp. Việc pháp luật quy định cho phép Hội đồng trọng tài gửi văn bản đề nghị Tòa án có thẩm quyền ra quyết định triệu tập người làm chứng nhằm đảm bảo sự có mặt của người làm chứng trong những trường hợp cần thiết nhằm làm sáng tỏ vụ việc. Như vậy, việc Luật trọng tài thương mại 2010 quy định có sự tham gia của Tòa án trong việc hỗ trợ trọng tài thương mại áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời là một quy định hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Nó không chỉ đảm bảo cho quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài có hiệu quả mà còn làm cho phán quyết của trọng tại thêm phần khả thi, đảm bảo uy tín và hiệu quả của hoạt động trọng tài.
4. Tòa án có thể quyết định hủy hay không hủy quyết định trọng tài.
Tố tụng trọng tài không có nhiều giai đoạn xét xử, không có thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm. Không ai có thể đảm bảo rằng quyết định giải quyết tranh chấp của trọng tài luôn luôn đúng. Để có thể hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, pháp luật đã cho phép Tòa án có thẩm quyền hủy hay không hủy quyết định của trọng tài.
Tại khoản 1 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010 có quy định: “Tòa án xem xét việc hủy phán quyết của trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên”
Khi nhận đơn yêu cầu hủy quyết định trọng tàicủa một bên, Tòa án không xét xử lại mà chỉ đối chiếu vào các căn cứ hủy phán quyết của trọng tài quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật trọng tài thương mại 2010.
>>> Luật sư
Theo Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003, một bên có quyền gửi đơn lên Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài nếu “ không đồng ý với quyết định trọng tài”. Việc “không đồng ý” dựa theo nguyên nhân nào thì pháp luật không quy định cụ thể. Do đó các bên có thể yêu cầu hủy phán quyết trọng tài với nhiều mục đích khác nhau, kể cả nhằm mục đích kéo dài thời hạn thi hành quyết định trọng tài hay để kịp tẩu tán tài sản…
Khi giải quyết, Tòa án không có quyền kết luận đúng sai về nội dung phán quyết của trọng tài đối với vấn đề xác định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia tranh chấp mà chỉ có quyền xem xét căn cứ để ra quyết định hủy hay không hủy quyết định của Trọng tài. Tại Khoản 7 Điều 71 Luật trọng tài thương mại 2010 thì: Trường hợp quyết định trọng tài bị hủy bỏ những thỏa thuận của các bên có được trong khi áp dụng phương thức trọng tài không còn, như vậy tranh chấp vẫn chưa được giải quyết và các bên sẽ lại tiến hành thỏa thuận tranh chấp lại từ đầu. Việc pháp luật quy định Tòa án có thẩm quyền hủy hay không hủy phán quyết của trọng tài khi các bên yêu cầu giúp khắc phục những sai phạm nếu có của hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp giúp cho việc giải quyết tranh chấp được công bằng và khách quan, đúng pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Quy định hiện hành về thỏa thuận trọng tài thương mại
– Khác biệt giữa chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại trong thương mại
– Hủy phán quyết trọng tài thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
–Tư vấn pháp luật doanh nghiệp miễn phí qua tổng đài
–Tư vấn luật doanh nghiệp miễn phí qua điện thoại