Hình thức độc quyền tại Việt Nam. Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay.
Hình thức độc quyền tại Việt Nam. Thực trạng độc quyền tại Việt Nam hiện nay.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư. Tôi đang tìm hiểu về pháp
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước tiên, độc quyền được hiểu là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Hiện nay tại Việt Nam có hai hình thức độc quyền đó là độc quyền nhà nước và độc quyền của một doanh nghiệp. Trong đó, độc quyền của một doanh nghiệp là quyền lực trên thị trường của một doanh nghiệp khi kinh doanh một sản phẩm xác định đối với người tiêu thụ, đối với đối thủ cạnh tranh, đặt trong một thị trường liên quan với những sản phẩm có thể thay thế lẫn nhau, có tính năng sử dụng tương tự hoặc có cùng mục đích sử dụng.
Điều 11 Luật cạnh tranh 2004 quy định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường như sau:
"1. Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
2. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
b) Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
c) Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan."
Điều 12 Luật cạnh tranh 2004 quy định doanh nghiệp có vị trí độc quyền như sau: "Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về hình thức kinh doanh độc quyền: 1900.6568
Độc quyền nhà nước là thuật ngữ chỉ các công ty có vị trí thống lĩnh hoặc sức mạnh thị trường nhờ các hạn chế về cạnh tranh do Nhà nước tạo ra và thông thường các công ty này thuộc sở hữu của nhà nước và Nhà nước không cho phép bất kỳ doanh nghiệp tư nhân nào cạnh tranh. Điều này được thể hiện rõ nét trong một số lĩnh vực như xăng, dầu, điện…
Khi một doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp nhà nước được xác định có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền thì khi đó, doanh nghiệp có khả năng tác động tới giá cả thị trường của sản phẩm mà doanh nghiệp bán hoặc mua dẫn đến tình trạng thao túng thị trường nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Không chỉ vậy, những doanh nghiệp có vị trí độc quyền hoặc có vị trí thống lĩnh thị trường có thể áp một mức giá sản phẩm cao đối với người tiêu dùng mà chất lượng cura sản phẩm không tương xứng với giá cả đó. Ngoài ra những doanh nghiệp này có thể ngăn cản sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác trong cùng thị trường liên quan.