Quy định về hợp đồng tặng cho tài sản? Điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản?
Hợp đồng tặng cho tài sản được hiểu theo nghĩa thông thường là khi cá nhân thực hiện việc đem tài sản của mình cho người khác dừa trên hợp đồng tặng cho tài sản. Nhưng không phải lúc nào hợp đồng tặng cho tài sản cũng có hiệu lực mà còn phải đáp ứng các quy định về điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Vậy điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản được Bộ luật Dân sự quy định như thế nào?
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thủ tục về hợp đồng tặng cho khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Cơ sở pháp lý:
– Bộ Luật Dân sự 2015;
– Luật công chứng 2014.
1. Quy định về hợp đồng tặng cho tài sản
Tặng cho tài sản là một trong những hình thức chuyển giao quyền sở hữu trong các giao dịch dân sự. Việc tặng cho tài sản được thể hiện dưới hình thức là hợp đồng tặng cho tài sản.
Hợp đồng tặng cho tài sản là văn bản thể hiện việc chuyển giao tài sản giữa người tặng cho và người nhận tặng cho. Đây là loại hợp đồng không có đền bù. Bên chuyển giao tài sản và quyền sở hữu tài sản cho bên được tặng cho còn bên được tặng cho không có nghĩa vụ trả lại bên tặng cho bất kì lợi ích nào.
– Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản: Bộ luật dân sự năm 2015 không có quy định về hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản, do đó, hợp đồng tặng cho tài sản có thể được thể hiện bởi lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể. Tuy nhiên, trong những trường hợp cụ thể pháp luật quy định thì hợp đồng tặng cho tài sản buộc phải lập bằng văn bản và phải được công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý: Hợp đồng tặng cho nhà ở, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất…
– Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản: Nội dung của hợp đồng tặng cho tài sản gồm một số nội dung chính:
+ Đối tượng của hợp đồng: tài sản tặng cho
+ Điều kiện tặng cho (nếu có)
+ Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng
+ Quyền, nghĩa vụ của các bên
+ Việc nộp thuế và lệ phí chứng thực
+ Phương thức giải quyết tranh chấp
Tặng cho tài sản bao gồm các trường hợp tặng cho động sản và tặng cho bất động sản.
Tặng cho động sản: Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm đăng ký.
Tặng cho bất động sản: Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký, nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện thì bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện. Trong trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
2. Điều kiện, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản
2.1. Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản
Theo quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở tại đô thị và nông thôn) được quy định như sau:
Khoản 1 Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.
Điều 459 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Điểm a Khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực.
Khoản 1 Điều 5 Luật Công chứng 2014 quy định, văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Theo đó, hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất pháp luật quy định phải công chứng, chứng thực; phải đăng ký chuyển quyền, thì có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai.
Sau khi hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền được công chứng, chứng thực. Bên nhận chuyển quyền nộp hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất. Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ, nếu đã đầy đủ thì tiến hành theo trình tự của thủ tục. Hồ sơ đầy đủ bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (1 bản chính + 2 bản photo có công chứng, chứng thực).
– CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu của 2 bên chuyển nhượng nhận chuyển nhượng hoặc 2 bên tặng cho và nhận tặng cho (2 bản có công chứng, chứng thực).
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hoặc Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất (2 bản chính công chứng).
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng (
– Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ khi chuyển quyền (nếu thuộc đối tượng này).
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (1 bản chính).
-Tờ khai lệ phí trước bạ (2 bản chính) của bên.
-Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (2 bản chính).
-Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp (2 bản chính).
– Tờ khai đăng ký thuế.
– Sơ đồ vị trí nhà đất (1 bản chính).
Bộ hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và Phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện.
2.2. Tư vấn trường hợp cụ thể
Tóm tắt câu hỏi:
Lúc làm hợp đồng tặng cho và công chứng tại thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp hồ sơ thẩm tra người nhận tặng cho đủ 18 tuổi. Như vậy hợp đồng tặng cho có hiệu lực không?
Luật sư tư vấn:
Tại Điều 457, 458, 459 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về tặng cho tài sản như sau:
“Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Điều 459. Tặng cho bất động sản
1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu.
2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản”.
Căn cứ vào quy định của Bộ luật dân sự thì hợp đồng tặng cho tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, còn bên được tặng cho đồng ý nhận.
– Đối với tặng cho động sản:
Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản; đối với động sản mà pháp luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
– Đối với tặng cho bất động sản:
+ Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu theo quy định của pháp luật bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu;
+ Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.
Như vậy, độ tuổi của nhận không ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản. Trong trường hợp của bạn thời điểm người nhận tặng cho chưa đủ 18 tuổi, khi nộp hồ sơ thẩm tra người nhận tặng cho đủ 18 tuổi thì không ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng.