Ở Việt Nam thuật ngữ mua sắm công hay còn gọi là mua săm chính phủ được chiếm tỉ trọng lớn trong GDP và hiện nay thông qua Hiệp định GPA đây là thỏa thuận của một số quốc gia tham gia vào tổ chức WTO đã mở ra thị trường mua sẵn chính phủ. Hiệp định GPA là gì? Nội dung và cam kết của các bên?
Mục lục bài viết
1. Hiệp định GPA là gì?
Hiệp định GPA – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Agreement on Government Procurement hoặc Goverment Procurement Agreement, viết tắt là GPA.
Hiệp định GPA hay còn gọi là Hiệp định mua sắm chính phủ, là một thỏa thuận đa phương của WTO, tuy nhiên không phải tất cả các thành viên WTO đều là thành viên tham gia Hiệp định này.
Tại hiệp định với các nội dung để thực hiện mục tiêu của hiệp định GPA là mở ra thị trường mua sắm chính phủ lẫn nhau giữa các nước tham gia hiệp định này. Từ kết quả của nhiều vòng đàm phán, các bên tham gia hiệp định GPA đã mở các hoạt động mua sắm trị giá lên đến khoảng 1.700 tỉ USD hàng năm để cạnh tranh quốc tế.
2. Nội dung, tinh thần hiệp định và cam kết của các bên:
1. Việc xác định giá trị cần tính toán tất cả các khoản phải trả, bao gồm tất cả các khoản như phí bảo hiểm, lệ phí, hoa hồng, và tiền lãi.
2. Chủ đầu tư không được lựa chọn cách thức xác định giá gói thầu hoặc không được chia nhỏ gói thầu, để nhằm mục đích tránh áp dụng Hiệp định GPA.
3. Nếu hoạt động mua sắm độc lập dẫn tới việc kí kết nhiều hơn một hợp đồng, hoặc dẫn đến các hợp đồng được trao cho các nhà thầu theo nhiều phần riêng biệt, cơ sở để xác định giá gói thầu được thực hiện theo một trong hai cách sau :
a) Giá trị thực tế của hợp đồng mua sắm thường xuyên tương tự được kí kết trong năm tài chính trước đó hoặc được điều chỉnh sau 12 tháng, khi có thể, để tiên liệu những thay đổi về số lượng hoặc giá trị trong 12 tháng tiếp theo;
b) Giá trị ước tính của hợp đồng mua sắm thường xuyên trong năm tài chính hoặc 12 tháng tiếp theo kể từ hợp đồng gốc ban đầu.
4. Trong trường hợp gói thầu thuê hoặc thuê mua hàng hóa, dịch vụ, hoặc gói thầu mà không xác định rõ tổng giá gói thầu, cơ sở tính toán giá gói thầu sẽ là:
a) Trường hợp hợp đồng đối với gói thầu cố định về thời gian, nếu thời gian thực hiện hợp đồng từ 12 tháng trở xuống, giá gói thầu là tổng giá trị hợp đồng cho toàn bộ thời gian hợp đồng, hoặc nếu thời gian thực hiện hợp đồng lớn hơn 12 tháng, giá gói thầu là tổng giá trị hợp đồng bao gồm giá trị còn lại ước tính của hàng hóa, dịch vụ;
b) Trường hợp hợp đồng đối với gói thầu không xác định thời hạn, giá gói thầu bằng giá trị thanh toán hàng tháng nhân với 48.
Trường hợp có nghi ngờ rằng hợp đồng này là hợp đồng cố định về thời gian thì áp dụng cách thức xác định giá gói thầu thứ hai.
5. Trường hợp trong gói thầu nêu rõ khả năng có thể mua thêm, cơ sở xác định giá gói thầu là tổng giá trị của hoạt động mua sắm tối đa cho phép, bao gồm cả hoạt động có thể mua thêm. (Theo Agreement on Government Procurement – GPA, VCCI)
Như vậy thông qua các nội dung của hiệp định của WTO về Mua sắm Chính phủ (GPA) là một thỏa thuận đa phương, có nghĩa là không phải tất cả các thành viên WTO đều tham gia nó. Căn cứ theo hiệp định GPA quy định liên quan đến mua hàng hóa, dịch vụ và các công trình xây dựng, thúc đẩy mở cửa thị trường, quản trị tốt, minh bạch và liêm chính.
Tại hiệp định này thật không khó để thấy Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, song những thách thức vẫn đang còn ở phía trước, nhất là trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay. Việt Nam chủ trương tích cực và chủ động hội nhập toàn diện vào nền kinh tế quốc tế, gắn kết hơn nữa với quá trình đổi mới kinh tế. Trong nhiều năm qua, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng để điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm phát luật về đấu thầu, mua sắm công để phù hợp với quy định của Hiệp định mua sắm chính phủ trong WTO.
Có thể nói hiệp định GPA là hiệp định không có tính ràng buộc đối với các nền kinh tế thành viên của WTO. Bên cạnh đó việc tham gia vào Hiệp định này chúng ta sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường mua sắm chính phủ của các nền kinh tế thành viên GPA, đặc biệt là cơ hội tiếp cận các thị trường mới trong các lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, giao thông…, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công.
3. Thay đổi cần thiết trong hệ thống mua sắm công quốc gia:
Đối với hệ thống mua sắm công quốc gia cần phải tiếp tục thực hiện những thay đổi mang tính cải cách được thực hiện trong khoảng thời gian gần đây. Những thay đổi này không nhất thiết phải thực hiện ngay lập tức; trái lại chúng có thể được chia thành nhiều giai đoạn được thực hiện qua 5 hoặc 6 năm, đó cũng là khoảng thời gian cần thiết để đàm phán gia nhập GPA.
Thay đổi đầu tiên đó là gói cải cách về sự minh bạch và mức độ tin cậy của hệ thống mua sắm công. Sự minh bạch và mức độ tin cậy là mục đích tối quan trọng của bất kỳ hệ thống mua sắm công nào. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đó là lợi ích lớn nhất mà GPA mang lại cho các nước thành viên. Để thực hiện được gói cải cách này cần làm một số việc sau:
– Thống nhất các văn bản liên quan. Kể từ năm 2005, để thiết lập một hệ thống mua sắm công theo mô hình hiện đại,
– Thành lập cơ quan có thẩm quyền, độc lập không liên quan đến các cơ quan tiến hành mua sắm công để giải quyết các tranh chấp xuất phát từ quá trình mua sắm công/đấu thầu. Cơ quan này có thể là một nhánh của Bộ kế hoạch và đầu tư hoặc thanh tra chính phủ và có mối quan hệ mật thiết với Bộ Công an trong việc phòng chống tham nhũng. Cơ quan này phải đưa ra được một quy trình hiệu quả nhanh chóng để giải quyết vấn đề áp dụng luật. Ngoài ra VCCI, cũng có thể hướng dẫn các công ty giải quyết tranh chấp thông qua phương án trọng tại, để tránh quá tải cho hệ thống
– Hình thành trung tâm thông tin quốc gia về mua sắm công. Hệ thống này sẽ đóng vai trò như một cổng thông tin mua sắm công ở đó không chỉ có các thông tin về gói thầu trên phạm vi toàn quốc mà còn có các văn bản hiện hành có liên quan đến gói thầu. Hiện tại ở Việt Nam đã có Báo đấu thầu phát hành rộng rãi toàn quốc cùng với trang web trực tuyến của mình, và cổng thông tin mua sắm công quốc gia tuy nhiên hệ thống hiện nay của Việt Nam còn nhiều bất cập như không được cập nhật thường xuyên, thiếu những thông tin quan trọng để hoàn thành hồ sơ thầu và phần tiếng anh còn yếu. Ngoài ra, chức năng tra cứu cần được củng cố và mở rộng để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm được thông tin. Không chỉ có nhà thầu nước ngoài mà các nhà thầu trong nước cũng gặp phải vấn đề trên khi tìm kiếm và nghiên cứu thông tin đấu thầu ở Việt Nam.
– Ban hành Nghị định đặc biệt quản lý hoạt động mua sắm công có sự tham gia của các DNNN và tập đoàn kinh tế. Như đã trình bày ở trên, DNNN thường được kiểm soát bởi các bộ, nên có ưu thế lớn khi công ty con của chúng tham gia vào hoạt động đấu thầu của cơ quan thuộc chính bộ quản lý DNNN đó. Do vậy, cần thiết phải có luật riêng liên quan đến hoạt động tham gia đấu thầu và đấu thầu của các DNNN để duy trì sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường cũng như đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.
– Thúc đẩy đối thoại giữa chính phủ và doanh nghiệp và các tổ chức NGO. Trước khi tiến hành đưa ra một quyết định gì, thay vì việc lờ đi ý kiến từ doanh nghiệp, MPI nên tham vấn và trao đổi ý kiến với doanh nghiệp để có được những phản hồi hữu ích giúp xây dựng môi trường mua sắm công thân thiện. Đồng thời, trong quá trình tiến hành đấu thầu, MPI cũng cần phải thu thập thông tin liên quan đến vi phạm của cơ quan đấu thầu hay các doanh nghiệp đấu thầu từ phía NGOs và các tổ chức dân sự khác để đối phó với tham nhũng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức dân sự lớn nhất Việt Nam cũng nên có thêm quyền trên thực tế để giám sát các dự án sử dụng ngân quỹ đặc biệt là dự án xây dựng cơ sở hạ tầng.