Trong quá trình nghiên cứu Luật quốc tế, chúng ta thường nghe nhiều đến các hiệp định. Hiệp định về bản chất chính là một loại điều ước quốc tế và có những ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Vậy hiệp định đầu tư khu vực là gì? Những nội dung chình và vai trò.
Mục lục bài viết
1. Tìm hiểu về hiệp định:
1.1. Hiệp định là gì?
Trước tiên ta biết đến Điều ước quốc tế là văn bản pháp lý quốc tế, do các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thoả thuận xây dựng nên, nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau, thông qua các quy phạm gọi là quy phạm điều ước. Điều ước quốc tế trên thực tiễn sẽ có thể là phổ cập hoặc không phổ cập, toàn cầu hoặc khu vực, đa phương hoặc song phương.
Hiệp định được hiểu cơ bản chính là một loại điều ước quốc tế, tuy nhiên, pháp luật quốc tế không có quy định về khái niệm hiệp định. Trên cơ sở quy định về điều ước quốc tế trong Công ước viên về Luật điều ước quốc tế 1969 và Luật điều ước quốc tế 2016 của Việt Nam, có thể hiểu hiệp định là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia, được pháp luật quốc tế điều chỉnh.
– Thứ nhất: Chủ thể của hiệp định là các chủ thể của Luật quốc tế, bao gồm: các quốc gia, tổ chức quốc tế và các chủ thể khác của Luật quốc tế.
– Thứ hai: Hình thức của hiệp định. Theo đó thì hiệp định được kí kết dưới hình thức văn bản. Hiệp định có kết cấu bao gồm các phần: Lời nói đầu, nội dung chính, phần cuối cùng, phụ lục. Ngôn ngữ trong hiệp định thông thường, với các hiệp định song phương thường được soạn thảo bằng ngôn ngữ của cả 2 bên (trừ khi có thỏa thuận khác). Riêng đối với các hiệp định đa phương phổ cập thường được soạn thảo bằng các ngôn ngữ làm việc chính thức của Liên hợp quốc đó là: tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung Quốc, tiếng Tây Ban Nha và tiếng Ả Rập.
– Thứ ba: Nội dung của hiệp định về cơ bản thực chất chính là những nguyên tắc, quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các bên kí kết, có giá trị pháp lí ràng buộc đối với các bên. Những nguyên tắc, quy phạm này về bản chất thì sẽ cần phải được xây dựng trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên, xuất phát từ nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế đó chính là bình đẳng và tự nguyện.
1.2. Phân loại hiệp định:
Chúng ta sẽ có thể phân chia hiệp định thành nhiều loại trên cơ sở các căn cứ khác nhau, nhìn chung việc phân loại thường dựa vào các cơ sở sau đây:
– Chúng ta sẽ có thể phân chia hiệp định căn cứ vào số lượng các bên tham gia kí kết cụ thể đó chính là các loại sau đây: hiệp định đa phương, hiệp định song phương.
– Chúng ta sẽ có thể phân chia hiệp định căn cứ vào lĩnh vực điều chỉnh cụ thể đó chính là các loại sau đây: hiệp định về chính trị, hiệp định về kinh tế, hiệp định về quyền con người, hiệp định về các lĩnh vực hợp tác…
– Chúng ta sẽ có thể phân chia hiệp định căn cứ loại chủ thể tham gia hiệp định cụ thể đó chính là các loại sau đây: hiệp định được kí kết giữa các quốc gia, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa tổ chức quốc tế – tổ chức quốc tế, điều ước quốc tế được kí kết giữa quốc gia, tổ chức quốc tế, chủ thể đặc biệt…
– Chúng ta sẽ có thể phân chia hiệp định căn cứ vào phạm vi áp dụng cụ thể đó chính là các loại sau đây: hiệp định khu vực, hiệp định phổ cập.
1.3. Thẩm quyền quyết định ký kết hiệp định:
Theo Khoản 1, 2 Điều 15 Luật điều ước quốc tế 2016 quy định về thẩm quyền, nội dung quyết định kí điều ước quốc tế như sau:
– Chủ tịch nước quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước.
– Chính phủ quyết định ký điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.”
Một số ví dụ về hiệp định:
– Hiệp định thương mại tư do Việt Nam – EU (EVFTA).
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA) được tạo lập và là một thỏa thuận thương mại tự do giữa Việt Nam và 27 nước thành viên EU. EVFTA, cùng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là hai FTA có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết cao nhất của Việt Nam từ trước tới nay.
– Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương gọi tắt là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, gồm 11 nước thành viên là: Ốt-xtrây-li-a, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu Di-lân, Pê-ru, Xinh-ga-po và Việt Nam.
– Hiệp định khu vực mậu dịch tự do Việt Nam và Liên minh Hải quan.
– Hiệp định ASEAN về tương trợ tư pháp trong lĩnh vực hình sự.
2. Tìm hiểu về Hiệp định đầu tư khu vực:
Ta hiểu về Hiệp định đầu tư khu vực như sau:
Như đã phân tích cụ thể ở trên thì chúng ta hiểu hiệp định là thỏa thuận bằng văn bản được kí kết giữa các quốc gia , được pháp luật quốc tế điều chỉnh.
Hiệp định đầu tư khu vực trong tiếng Anh là Regional Investment Agreements.
Hiệp định đầu tư khu vực được biết đến chính là hiệp định được kí kết giữa một số nước trong cùng một khu vực. Các hiệp định đầu tư khu vực thường gắn liền với tiến trình hội nhập kinh tế ở các khu vực, cũng chính bởi vì thế mà trên thực tiễn các hiệp định theo kiểu này thông thường đạt được sự thống nhất và hợp tác rất cao giữa các nước thành viên.
Những nội dung của tự do hóa đầu tư thường được gắn kết với các chương trình khu vực như chương trình liên kết của EU, Hiệp định đầu tư giữa các quốc gia liên minh châu Âu, bên cạnh đó còn có Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mĩ.
Có những khu vực có hiệp định về đầu tư riêng như Hiệp định khung về thiết lập Khu vực đầu tư chung ASEAN, còn trong khuôn khổ APEC có chương trình thuận lợi hóa đầu tư.
Xu hướng hiện nay đó chính là hướng đến các Hiệp định khu vực toàn diện, bao gồm các điều khoản liên quan đến cả thương mại và đầu tư, thậm chí cũng mở rộng đối với lĩnh vực dịch vụ, quyền sở hữu trí tuệ và cạnh tranh.
Hơn nữa, phần lớn các Hiệp định thương mại tự do khu vực cũng là các Hiệp định về đầu tư tự do. Với mục tiêu chính đó là nhằm mục đích để có thể từ đó tạo ra khuôn khổ về thương mại và đầu tư thuận lợi hơn, không chỉ thông qua tự do hóa thương mại ở cấp độ khu vực mà cũng là những qui định đối với FDI và thông qua việc cắt giảm và hạn chế hoạt động, tất cả là nhằm tăng cường dòng thương mại và đầu tư trong các khu vực.
3. Vai trò của Hiệp định đầu tư khu vực:
Thông thường các Hiệp định đầu tư khu vực sẽ tập trung vào phạm vi bao quát rộng hơn các vấn đề hơn là các Hiệp định song phương. Các Hiệp định khu vực trên thực tế thường sẽ cho phép tạo nên sự cân đối xung quanh các vấn đề của khu vực.
Chính những yếu tố cụ thể này giữa các quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển là điển hình trong việc sử dụng toàn bộ các công cụ luật pháp quốc tế mang tính truyền thống như các giai đoạn miễn trừ, thỏa thuận và các giai đoạn chuyển đổi nhằm đảm bảo một sự linh hoạt để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau, khả năng áp dụng và những mục tiêu trong chính sách của các quốc gia.
Các Hiệp định đầu tư khu vực trên thực tiến cũng đã góp phần làm thay đổi pháp luật và chính sách về FDI của các nước thành viên, tạo ra tự do hóa đầu tư ở phạm vi khu vực.
Hoạt động FDI trong giai đoạn hiện nay đã trở nên rất phổ biến . Bản chất của hoạt động này là một nhưng có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng khía cạnh xem xét. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý thực sự doanh nghiệp. Ta có thể hiểu FDI là một hình thức đầu tư quốc tế trong đó chủ đầu tư của một nước đầu tư toàn bộ hay phần vốn đủ lớn đầu tư cho một dự án ở nước khác nhằm giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiếm soát dự án đó.