Hậu quả pháp lý của trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu. Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Hậu quả pháp lý của trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu. Quy định của pháp luật về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất.
Tóm tắt câu hỏi:
Nội dung câu hỏi: Tôi có một thửa đất cấp quyền sử dụng cho tên tôi năm 1994. Sau đó tôi đi miền Nam vào ở với con nên mảnh đất đó để cho con trai đầu sử dụng xây nhà. Đến năm 2008 tôi có về quê chơi thì con trai tôi yêu cầu viết giấy bố, mẹ kí cho con khu đất tuy nhiên tôi bảo khi nào bố mẹ già thì bố mẹ cho còn giờ cứ ở thế. Trong thời gian đó, con trai đầu của tôi cứ yêu cầu viết giấy để sang tên quyền sử dụng đất có thách thức nên tôi viết giấy cho đất vào năm 2008. Năm 2016 tôi về quê đòi lại đất đã cho để ở và đất giờ vẫn mang tên tôi. Mong luật sư góp ý. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn tặng cho đất cho con trai vào năm 2008. Khoản 1 Điều 129 “
"Điều 129. Trình tự, thủ tục đăng ký thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất
1. Việc nộp hồ sơ thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất được quy định như sau:
…
Văn bản cam kết tặng cho hoặc hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước."
Theo quy định trên, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cho con trai bạn được lập thành văn bản có chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước.
Nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của bạn không đảm bảo về hình thức thì có thể bị tuyên là vô hiệu theo quy định tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015:
"Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực."
Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên trả lại cho nhau những gì đã nhận, con bạn trả lại đất cho bạn.
>>> Luật sư tư vấn hậu quả pháp lý của trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu: 1900.6568
Nếu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của bạn có chứng thực tại ủy ban nhân nhân dân cấp xã hoặc có xác nhận của công chứng nhà nước mà bạn có căn cứ chứng minh tại thời điểm bạn tặng cho quyền sử dụng đất cho con bạn bị đe dọa, cưỡng ép thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ bị tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, con bạn sẽ trả lại tài sản này cho bạn.
Để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn nên làm đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi con bạn đang sinh sống/làm việc để yêu cầu giải quyết tuy nhiên, việc khởi kiện để tuyên hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất vô hiệu phải còn trong thời hiệu khởi kiện về hợp đồng theo quy định tại Điều 429 Bộ luật dân sự 2015 là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.