Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản thì doanh nghiệp vẫn được hoạt động bình thường nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của thẩm phán, tổ quản lý và thanh lý tài sản.
Mục lục bài viết
- 1 1. Về những chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản:
- 2 2. Về trình tự mở thủ tục phá sản:
- 3 3. Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản:
- 3.1 3.1. Doanh nghiệp/Thương nhân mất khả năng thanh toán có thể mất quyền quản trị doanh nghiệp và sản nghiệp phá sản:
- 3.2 3.2. Hình thành thiết chế chuyên nghiệp quản trị sản nghiệp con nợ:
- 3.3 3.3. Các hành vi của con nợ bị kiểm soát:
- 3.4 3.4. Thiết lập Hội nghị chủ nợ để quyết định số phận con nợ:
1. Về những chủ thể có quyền yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Được quy định tại Luật phá sản 2004 bao gồm: các chủ nợ có đảm bảo và không có đảm bảo, chủ sở hữu doanh nghiệp Nhà nước, thành viên công ty hợp danh, cổ đông của công ty cổ phần, người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hội đồng thành viên của công ty TNHH.
2. Về trình tự mở thủ tục phá sản:
Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó. Theo Điều 22 Luật phá sản 2004 quy định:
Điều 22. Thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
1. Sau khi nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nếu thấy cần sửa đổi đơn, bổ sung tài liệu thì Toà án yêu cầu người nộp đơn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn mười ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Toà án.
2. Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày Toà án nhận được đơn. Toà án phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn.
Trường hợp nếu người yêu cầu mở thủ tục phá sản không phải là chủ sở hữu hoặc đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày thụ lý đơn
– Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã, trong đó giải trình nguyên nhân và hoàn cảnh liên quan đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Lưu ý: nếu doanh nghiệp là công ty cổ phần mà pháp luật yêu cầu phải được kiểm toán thì
– Báo cáo về các biện pháp mà doanh nghiệp đã thự hiện nhưng vẫn không khắc phục được tình trạng mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn;
– Bảng kê khai chi tiết tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã và địa điểm nơi tài sản có thể nhìn thấy được’
– Danh sách các chủ nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã (ghi rõ tên các chủ nợ, ngân hàng mà họ có tài khoản, các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn có đảm bảo và không đảm bảo);
– Danh sách những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã (ghi rõ tên các chủ nợ, ngân hàng mà họ có tài khoản, các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn có đảm bảo và không đảm bảo);
Lưu ý: Nếu công ty có các thành viên liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ của công ty thì phải ghi danh sách rõ họ tên, địa chỉ của các thành viên
Và nộp lên
Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản Quyết định của Toà án về mở thủ tục phá sản được gửi cho doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, Viện kiểm sát cùng cấp và đăng trên báo địa phương nơi doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản có địa chỉ chính, báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp. Và phải được thông báo cho các chủ nợ, những người mắc nợ của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.
3. Hậu quả pháp lý của quyết định mở thủ tục phá sản:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Pháp luật các quốc gia có khác nhau, tuy nhiên đa số đều có tư duy lập pháp thống nhất là việc mở thủ tục phá sản không phải là bước cuối cùng, chỉ là bước đi đầu tiên để tiếp theo một chuỗi các công việc khác nhau nhằm xác định lại con nợ có phải bị phá sản hay không, nếu trường hợp xác định được rằng họ mới chỉ mất khả năng thanh toán tạm thời hoặc có thể hồi phục được thì họ sẽ không bị tuyên bố phá sản.
Quyết định mở thủ tục phá sản thì chưa phải là bước mà con nợ chấm dứt hoạt động, mà họ vẫn tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quyết định mở thủ tục phá sản được ban hành sẽ có những hệ quả nhất mà nó đem lại cho con nợ, chủ nợ và những người liên quan khác, đồng thời cũng một phần tác động đến nền kinh tế, xã hội. Cụ thể, có thể diễn giải một số hệ quả như sau:
3.1. Doanh nghiệp/Thương nhân mất khả năng thanh toán có thể mất quyền quản trị doanh nghiệp và sản nghiệp phá sản:
Xuất phát từ ý nghĩa thủ tục phá sản chính là nhằm bảo vệ quyền lợi cho các chủ nợ, vì vậy khi có quyết định mở thủ tục phá sản thì chính lúc này, chủ nợ thực hiện các công việc để đảm bảo quyền đòi nợ của mình, trong đó chủ nợ có quyền quản trị doanh nghiệp và sản nghiệp của con nợ (thông qua vai trò của quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản) nhằm đảm bảo sản nghiệp này không bị mất đi, rơi vào tay của người khác hoặc bị giảm giá trị.
Các nhà lập pháp đều thể hiện rõ quan điểm của họ về vấn đề này, bởi họ phải đặt ra những quy định nhằm bảo đảm ràng buộc con nợ không được tự ý đưa ra những quyết định liên quan đến sản nghiệp của mình, mọi quyết định liên quan đến sản nghiệp tại thời điểm này đều phụ thuộc vào người khác.
3.2. Hình thành thiết chế chuyên nghiệp quản trị sản nghiệp con nợ:
Mặc dù, về nguyên tắc chủ nợ tiến hành ngay việc quản lý sản nghiệp khi quyết định mở thủ tục phá sản, nhưng do các chủ nợ nhiều nên rất khó thống nhất cách thức, phương thức quản lý sản nghiệp này, và tại thời điểm mở thủ tục phá sản thì Tòa án vẫn chưa có đủ toàn bộ thông tin về phá sản, mà phải yêu cầu một đơn vị chuyên nghiệp, độc lập để thực hiện nhiệm vụ này. Từ đó, pháp luật phá sản thông thường, trao quyền này cho người quản lý tài sản phá sản, là một đơn vị trung gian, độc lập không phụ thuộc bất kỳ ai.
Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, với quy định trao chức năng quản lý tài sản của doanh nghiệpcho một chủ thể vừa có chuyên môn vừa có tính độc lập trong việc quản lý tài sản doanh nghiệp là giải pháp phù hợp hơn cả, đặc biệt là đối với những nước kinh nghiệm giải quyết loại vụ việc như phá sản doanh nghiệp đang còn mới mẻ, cơ chế kỷ luật tài chính còn chưa hoàn thiện,...thì chức năng quản lý tài sản cần được quy định cho một chế định quản trị tài sản chuyên nghiệp – Người quản lý tài sản phá sản (Tín Thác viên, Quản trị viên, Quản tài viên tư pháp, Trọng tài viên, Ban thanh lý ...). Thiết chế này cần có những nhiệm vụ, quyền hạn độc lập với thẩm phán phụ trách giải quyết phá sản và chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thiết chế pháp lý này ngoài tính độc lập ra còn có một quyền hạn to lớn trong việc quản lý và định đoạt tài sản phá sản thậm chí còn là người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp mất khả năng thanh toán với mục đích chung là nhằm tránh những rủi ro, bảo toàn tài sản phá sản.
3.3. Các hành vi của con nợ bị kiểm soát:
Cũng từ nguyên tắc bảo toàn và tối đa hóa giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp phá sản, nên pháp luật phá sản nói chung thiết lập nguyên tắc kiểm soát toàn bộ các hành vi của con nợ đối với quyền quản trị sản nghiệp của mình. Việc kiểm soát này thường được giao cho Tòa án, Người quản lý tài sản phá sản và các chủ nợ.
Thông thường, pháp luật phá sản quy định tập trung kiểm soát cơ bản các hành vi như sau:
– Xem xét tính hợp pháp của một số giao dịch đã được thực hiện trong một khoảng thời gian xác định trước khi thủ tục phá sản được mở. Thông thường đó là những giao dịch liên quan đến tài sản của con nợ được thực hiện nhằm làm giảm giá trị sản nghiệp không chính đáng, không nhằm mục đích sản xuất kinh doanh. Tòa án có thể tuyên bố các giao dịch đó bị vô hiệu để phục hồi nguyên trạng tài sản của con nợ.
– Cấm con nợ thực hiện một số hành vi nhất định như: hành vi có mục đích cất giấu, tẩu tán tài sản, làm thay đổi tính chất của các khoản nợ hoặc tạo ra sự bất bình đẳng giữa các chủ nợ.
– Buộc con nợ khi thực hiện một số hành vi nhất định phải đặt dưới sự giám sát của thẩm phán, quản tài viên: ví dụ khi giao kết hợp đồng mới, thanh toán nợ mới, bán tài sản, cho thuê tài sản ...
– Thực hiện áp dụng một hoặc một số các biện pháp khẩn cấp tạm thời như: kê biên, niêm phong tài sản, phong tỏa tài khoản, thu giữ sổ sách chứng từ; bán các tài sản có nguy cơ mất giá trị...
– Đình chỉ việc thực hiện các hợp đồng đã được xác lập song không có lợi cho việc bảo toàn và phát triển sản nghiệp của con nợ (trong khi vẫn khuyến khích việc tiếp tục xác lập và thực hiện các giao dịch có khả năng làm tăng giá trị của sản nghiệp phá sản)...
3.4. Thiết lập Hội nghị chủ nợ để quyết định số phận con nợ:
Việc quyết định mở thủ tục phá sản thì hệ quả tất yếu của nó sẽ dẫn đến việc phải thiết lập Hội nghị chủ nợ và pháp luật phá sản thông thường đều quy định Hội nghị chủ nợ sẽ quyết định số phận của con nợ có bị tuyên bố phá sản hay không? Trong một số trường hợp nếu Hội nghị chủ nợ không thống nhất được thì việc tuyên bố phá sản hay không phụ thuộc vào quyết định của thẩm phán.
Ở đây việc thiết lập Hội nghị chủ nợ với mục đích chính vẫn là đảm bảo quyền lợi cho chủ nợ, ngoài ra mục đích bảo đảm quyền lợi cho con nợ vẫn được thể hiện, vì Hội nghị chủ nợ còn đảm bảo việc phương án phục hồi kinh doanh có được thông qua hay không?
Chủ nợ chính là những người hiểu rõ về con nợ nhất, bởi trong giao dịch làm ăn trước tiên họ phải hiểu rõ việc kinh doanh của con nợ, thì họ mới cho con nợ thiếu tiền, vì vậy theo tác giả, phương án phục hồi SXKD được thông qua và thực thi thì quyền lợi của chủ nợ sẽ được đảm bảo tốt hơn.
Theo quy định tại Điều 30 Luật phá sản 2004: Mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã vẫn được tiến hành bình thường, tuy nhiên phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản. Nếu xét thấy người quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng điều hành hoặc nếu tiếp tục điều hành sẽ không có lợi cho việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã thì theo đề nghị của hội đồng chủ nợ, thẩm phán ra quyết định cử người khác quản lý và điều hành hoạt hợp động của doanh nghiệp, hợp tác xã.
Mọi giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã này đều bị hạn chế tới mức tối thiểu và hầu hết đều phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán phụ trách giám sát như cầm cố, thế chấp, vay tiền, chuyển đổi cổ phần hoặc quyền sở hữu…(điều 31 Luật phá sản 2004)
Trường hợp doanh nghiệp được áp dụng thủ tục phục hồi kinh doanh: Theo quy định tại điều 6 8 Luật phá sản 2004 thì thủ tục phục hồi được áp dụng khi hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh thì thẩm phán ra quyết định áp dụng thủ tục phục hồi
Cũng theo quy định của điều này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hội nghị chủ nợ lần thứ nhất thông qua nghị quyết, doanh nghiệp hợp tác xã phải xây dựng phương án phục hồi kinh doanh của mình và nộp cho tòa án, bất cứ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nộp cho tòa án.
Như vậy khi áp dụng thủ tục phục hồi doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có hai phương án để lựa chọn: một là xây dựng phương án phục hồi trong thời hạn cho phép (30 ngày) và đưa ra cho hội nghị chủ nợ lần thứ hai quyết định thông qua phương án đó cũng như đưa phương án phục hồi đó vào thực hiện. tuy nhiên là dưới sự giám sát của các chủ nợ, định kì sáu tháng doanh nghiệp, hợp tác xã phải gửi báo cáo về tình hình thực hiện phương án phục hồi hoạt động kinh doanh; hai là doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ không xây dựng phương án phục hồi và chấp nhận phá sản.
4. Về lệ phí phá sản:
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp tiền tạm ứng án phí phá sản theo quyết định của tòa án.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hợp tác xã sau khi nhận được quyết định mở thủ tục phá sản mà chuyển quyền sở hữu tài sản
– Hành vi vi phạm về hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã khi đã có quyết định mởthủ tục phá sản
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí