Quy định về xác lập quyền đại diện? Hậu quả của giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập?
Theo quy định của pháp luật trong giao dịch dân sự được xác định quyền đại diện thì đại diện ở đây được hiểu là nhân danh người mình xác lập đại diện để tham gia thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người đại diện đó. Người đại diện được xác lập theo hình thức ủy quyền hoặc theo pháp luật. Do vậy, kể từ khi xác lập quyền đại diện thì trong giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý như thế nào?
Luật sư
1. Quy định về xác lập quyền đại diện?
1.1. Đại diện
Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phù hợp với phạm vi đại diện và không trái với quy định của pháp luật. Việc đại diện của người đại diện sẽ phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện trong phạm vi được đại diện trừ trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Việc đại diện được xác lập dựa vào một trong các căn cứ sau đây:
+ Ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền,
+ Theo điều lệ của pháp nhân
+ Theo quy định của pháp luật
– Nếu như giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện. Trừ trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì quyền và nghĩa vụ sẽ không phát sinh với người được đại diện.
– Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện nhưng không được vượt quá phạm vi đại diện của mình và phải chịu trách nhiệm đối với phần giao dịch bị vượt quá đó đối với người giao dịch với mình.
1.2. Phạm vi đại diện
Theo quy định của pháp luật, phạm vi đại diện được quy định như sau:
Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:
– Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;
– Điều lệ của pháp nhân;
– Nội dung ủy quyền;
– Quy định khác của pháp luật.
– Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
1.3. Người đại diện
– Thứ nhất là người đại diện theo pháp luật bao gồm người đại diện theo pháp luật của cá nhân và người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
Đối với thẩm quyền đại diện của những người dại diện theo pháp luật được pháp luật quy định hoặc thể hiện trong quyết định cử người đại diện của cơ quan được nhà nước có thẩm quyền không phụ thuộc vào ý chí của người được đại diện. Chính vì vậy, người đại diện theo pháp luật có thẩm quyền xác lập sẽ thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của nguôi được đại diện.
Trong trường hợp đại điện cho người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì có một số nét đặc biệt riêng đó là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có thê trực tiếp tham gia giao kết hợp đổng dưới sự chấp thuận của người đại diện. Người đại diện trong trường hợp này chỉ đóng vai trò giám sát, đồng ý hay không đồng ý cho xác lập giao dịch. Nếu giao địch không làm ảnh hưởng đến lợi ích của chính người đại điện, của những người thân thích trong gia đinh của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì người đại diện cho phép người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiên giao dịch.
– Thứ hai, người đại diện theo pháp luật của cá nhân được pháp luật quy định là cha, mẹ đối với con chưa thành niên
Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được
– Thứ ba, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 91
“1. Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền. Người đại diện của pháp nhân phải tuân theo quy định về đại diện tại Chương VII, Phần thứ nhất của Bộ luật này.
2. Đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân”.
Cụ thể được hiểu là người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ, có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật hoặc được Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án.
Đối với quy định về lựa chọn, chỉ định người đại diện đối với pháp nhân thì một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo thời hạn đại diện và phạm vi đại diện của mình.
– Thứ tư, người đại diện theo ủy quyền
Đại diện theo ủy quyền là việc mà cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác thực hiện các giao dịch dân sự nên trong trường hợp này pháp luật có ít ràng buộc đối với các quy định về chủ thể nào được quyền đại diện theo ủy quyền. Chính vì vậy, trong một vài trường hợp sau khi xác định người đại diện theo ủy quyền để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự:
+ Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.
+.Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.
Người đại diện theo ủy quyền chỉ được thực hiện hành vi pháp lý trong khuôn khổ văn bản ủy quyền quy đinh. Việc xác lập văn bản ủy quyền và giải quyết các tranh chấp phát sinh phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật về hợp đổng ủy quyển.
2. Hậu quả của giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập?
Đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 134
Theo quy định thì căn cứ xác lập quyền đại diện là theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (đại diện theo pháp luật). Và khi người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thì hậu quả pháp lý được quy định như sau:
Trường hợp người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nhưng vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với người được đại diện:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 142
+ Người được đại diện đã công nhận giao dịch;
+ Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;
+ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Trường hợp không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện:
Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
Trường hợp người thứ ba giao dịch với người không có quyền đại diện:
Theo khoản 3 Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 thì người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 142.
Trường hợp gây ra thiệt hại: người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.
Như vậy, pháp luật quy định về xác lập quyền đại diện trong giao dịch dân sự, theo đó, đối với những cá nhân chưa đủ tuổi chưa đủ năng lực hành vi dân sự sẽ do người đại diện đứng kí kết giao dịch thông qua việc xác lập quyền đại diện. Ngoài ra còn các hợp đồng khác ký kết trong trường hợp được ủy quyền làm người đại diện cũng thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, sẽ phát sinh hậu quả pháp lý trong trường hợp giao dịch do người không có quyền đại diện xác lập sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.