Quy định về giám hộ, người được giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015? Hậu quả chấm dứt việc giám hộ theo Bộ luật dân sự 2015?
Theo quy định của pháp luật thì việc bảo vệ người chưa thành niên và mất năng lực hành vi dân sự là một trách nhiệm bắt buộc phải thực hiện trong giao dịch dân sự. Chính vì vậy,
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Quy định về giám hộ, người được giám hộ theo Bộ luật dân sự năm 2015 :
Theo quy định tại Điều 46 Bộ luật dân sự năm 2015 có nêu khái niệm về giám hộ như sau: Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được
Người giám hộ ở đây có thể là vợ, chồng, cha mẹ, con của người được giám hộ là người thân thích trong gia đình; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ được quy định tại khoản 2 Điều 51 Bộ luật dân sự năm 2015.
Người được giám hộ là người được các cá nhân, tổ chức đáp ứng điều kiện của người giám hộ chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Người được giám hộ quy định bao gồm:
– Thứ nhất, người chưa thành niên trong trường hợp không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ không được chăm sóc, giáo dục thì sẽ trở thành người được giám hộ và người giám hộ sẽ là người chăm sóc, quản lý.
– Thứ hai, người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều nằm trong hoàn cảnh không thể giám hộ như cả cha, mẹ mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị
– Thứ ba, người mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình
Như vậy các cá nhân thuộc các trường hợp nêu trên sẽ là đối tượng cần có người giám hộ, cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp cần thiết như không có người giám hộ đương nhiên thì phải cử, chỉ định người giám hộ cho những đối tượng này dựa trên các điều kiện cần thiết đáp ứng các quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.
2. Hậu quả chấm dứt việc giám hộ theo Bộ luật dân sự 2015 :
Trường hợp chấm dứt việc giám hộ được quy định tại Điều 62 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
– Người được giám hộ chết
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải:
+ Thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ
+ Chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ;
+ Nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và
– Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi
Trách nhiệm của người giám hộ: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Từ việc chấm dứt giám hộ dẫn đến hậu quả pháp lý phát sinh của việc chấm dứt việc giám hộ như sau: tại điều 63 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hậu quả chấm dứt việc giám hộ trong các trường hợp.
– Trường hợp thứ nhất, người được giám hộ được tuyên bố đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì thực hiện việc chấm dứt giám hộ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
– Trường hợp thứ hai, người được giám hộ chết thì theo quy định trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thực hiện thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ.
Trong trường hợp hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và
– Trường hợp thứ ba, việc chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật dân sự là cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Khi tiến hành thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 63 Bộ luật dân sự năm 2015 thì hai bên giao dịch phải được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Từ nội dung của điều luật trên có thể hiểu như sau:
Về nguyên tắc khi việc giám hộ chấm dứt thì trong thời hạn ba tháng, kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản với người được giám hộ hoặc với cha mẹ của người được giám hộ. Khi thanh toán phải nêu rõ các khoản thu, chi, các quyền và nghĩa vụ về tài sản có liên quan. Người giám hộ được thanh toán các chi phí cần thiết cho việc quản lý tài sản.
Trong trường hợp người được giám hộ chết, kể cả trường hợp bị Tòa tuyên bố là đã chết theo Điều 71 Bộ luật dân sự năm 2015, thì cũng trong thời hạn ba tháng kể từ thời điểm chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ phải thanh toán tài sản với người thừa kế của người chết (có thể là người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc, nếu có); nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định người được người thừa kế, thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người được giám hộ cư trú biết. Việc tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ được thực hiện theo Điều 69 Bộ luật dân sự năm 2015.
Việc thanh toán tài sản được thực hiện dưới sự giám sát của người quan sát việc giám hộ (đó là người do người thân thích của người được giám hộ cử ra hoặc người do Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người giám hộ cư trú cử ra), nhằm bảo đảm sự khách quan và bảo vệ quyền lợi của người được giám hộ.
Các quyền, nghĩa vụ phát sinh từ các giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ được chuyển cho người được giám hộ khi người này đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Chẳng hạn: khi quản lý tài sản của người được giám hộ, người giám hộ cho người thứ ba thuê, vay tài sản của người được giám hộ, thì khi chuyển giao tài sản cho người được giám hộ, thì người giám hộ phải chuyển giao cả quyền đòi tiền thuê, tiền cho vay tài sản của người được giám hộ (kể cả lãi suất, nếu có).
Từ những nội dung trên có thể thấy, giám hộ là một việc quan trọng đối với người chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Vậy nên chấm dứt việc giám hộ cũng sẽ liên quan trực tiếp đến người được giám hộ do họ có sự thay đổi về mặt năng lực hành vi dân sự hoặc các điều kiện phát sinh khác khiến việc giám hộ không đáp ứng được nhu cầu hoặc không còn cần thiết.