Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại? Hình thức xử lý những vi phạm này như thế nào?
Những hành vi nào được coi là hành vi vi phạm pháp luật về thương mại? Hình thức xử lý những vi phạm này như thế nào? Sau đây Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin giải đáp thắc mắc của quý khách như sau:
Tại Điều 320 Luật Thương mại quy định về những hành vi vi phạm pháp luật về thương mại, đó là:
1. Các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại bao gồm:
a) Vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh; giấy phép kinh doanh của thương nhân; thành lập và hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam và của thương nhân nước ngoài;
b) Vi phạm quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập; chuyển khẩu; quá cảnh;
c) Vi phạm chế độ thuế, hóa đơn, chứng từ, sổ và báo cáo kế toán;
d) Vi phạm quy định về giá hàng hóa, dịch vụ;
đ) Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa lưu thông trong nước và hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
e) Buôn lậu, kinh doanh hàng nhập lậu, buôn bán hàng giả hoặc nguyên liệu, vật liệu phục vụ cho sản xuất hàng giả, kinh doanh trái phép;
g) Vi phạm các quy định liên quan đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu;
h) Gian lận, lừa dối khách hàng khi mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
i) Vi phạm các quy định liên quan đến bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
k) Vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa, dịch vụ kinh doanh trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu;
l) Vi phạm quy định về xuất xứ hàng hóa;
m) Các vi phạm khác trong hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại được quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó, khi có những vi phạm trên thì pháp luật đã quy định những hình thức xử lý như sau:
1. Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm và hậu quả xảy ra, tổ chức, cá nhân bị xử lý theo một trong các hình thức sau đây:
a) Xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Trường hợp hành vi vi phạm có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp hành vi vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. ( Điều 321 Luật Thương mại 2005).
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Xử lý khi vi phạm nội dung hợp đồng thương mại
– Vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng thương mại
– Trường hợp miễn trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng thương mại
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật doanh nghiệp trực tuyến miễn phí