Nhà nước đã ban hành pháp luật để tổ chức quản lý và để bảo vệ lợi ích chung của xã hội. Ở mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những quy phạm, những thể chế được quy định khác nhau để phù hợp và bảo đảm về quyền và lợi ích hợp pháp của những chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật đó- đó được gọi là hành lang pháp lý.
Mục lục bài viết
1. Hành lang pháp lý là gì?
– Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành nhằm bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của nhà nước, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội vì sự tồn tại và phát triển của cả xã hội, đồng thời vì lợi ích, mục đích của giai cấp thống trị. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến, có tính bắt buộc chung, pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, bên cạnh đó pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức.
– “Hành lang pháp lý” là một khái niệm không còn quá xa lạ với nhiều người, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính xác nào về “hành lang pháp lý”. Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản về khái niệm” hành lang pháp lý” như sau: hành lang pháp lý là tập hợp bao gồm những quy định của pháp luật và hợp thành thể chế, chế định có tính chuyên ngành, hệ thống và đảm bảo sự thống nhất cho sự vận hành của các quan hệ xã hội đó. Và những thể chế này cùng hướng đến một mục đích đó là cùng điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, tạo mối liên hệ khăng khít với nhau, và trong đó có sự phân biệt đối với các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực khác.
2. Vai trò của việc xây dựng hành lang pháp lý:
Cũng tương tự như pháp luật, hành lang pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội ở mọi thời đại. Hành lang pháp lý là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội, là công cụ, phương tiện không thể thiếu để duy trì, bảo vệ trật tự xã hội, tạo điều kiện định hướng cho sự phát triển của xã hội. Là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, hành lang pháp lý luôn tác động và ảnh hưởng rất lớn đến tới các quan hệ xã hội nói chung, các yếu tố của thượng tầng kiến trúc, cũng như các yếu tố của cơ sở hạ tầng. Mức độ tác động và ảnh hưởng của hành lang pháp lý đối với mỗi loại quan hệ xã hội, các đối tượng khác nhau thì sẽ khác nhau. Do đó, có thể thấy được việc xây dựng hành lang pháp lý đem lại những vai trò sau đây:
+ Là vũ khí chính trị để chống lại các lực lượng chống đối, bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội: trong mỗi xã hội, các giai cấp, lực lượng đối lập không ngừng phản kháng chống lại lực lượng cầm quyền, chống lại nhà nước, do vậy, pháp luật luôn là vũ khí chính trị để lực lượng cầm quyền chống lại các lực lượng thù địch, các giai cấp đối lập, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, ghi nhận, củng cố và phát triển quyền lực của giai cấp thống trị. Pháp luật cũng là công cụ để cải tạo, quản lý xã hội trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội…, định hướng cho xã hội phát triển theo đường lối của lực lượng cầm quyền.
+ Là phương tiện thông qua đó lực lượng cầm quyền lãnh đạo xã hội: Đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền ở mỗi quốc gia thường được thể chế hóa thành pháp luật để buộc cả xã hội phải tuân theo, do vậy, pháp luật được coi là một trong những phương tiện để thông qua đó, lực lượng cầm quyền, đặc biệt là đảng cầm quyền lãnh đạo xã hội. Có thể nói, pháp luật là hình thức biểu hiện tập trung nhất đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền, đưa đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền vào đời sống xã hội, biến chúng thành hiện thực. Pháp luật thể hiện đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung đối với toàn xã hội và được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Dưới hình thức pháp luật, đường lối, chính sách của lực lượng cầm quyền được triển khai thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả cao trên quy mô toàn xã hội.
+ Là cơ sở pháp lý đề bộ máy nhà nước tổ chức và hoạt động: Nhà nước không thể tồn tại thiếu pháp luật, nó cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy của mình, quy định rõ thâm quyền của các cơ quan nhà nước, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa nhà nước với các tổ chức xã hội và với dân cư. Việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước theo pháp luật sẽ bảo đảm được tính chặt chẽ, chính xác, thông nhất ; tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời, cũng trong thể hiện tầm quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước và tạo ra sức mạnh tổng hợp, có tổ chức của bộ máy nhà nước. Bộ máy nhà nước được tổ chức và hoạt động theo pháp luật cũng tránh được hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn hoặc tuỳ tiện, làm quyền, tạo ra cơ chế đồng bộ thực hiện có hiệu quả quyền lực k nhà nước. Do vậy, mỗi cơ quan trong bộ máy nhà nước đều được tổ chức và hoạt động theo những quy định (văn bản) pháp luật nhất định.
3. Vai trò của việc xây dựng pháp luật đối với xã hội:
Hầu hết các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội như kinh tế, chính trị, văn hoá – xã hội… đều được nhà nước quản lý bằng pháp luật. Như vậy, pháp luật có vai trò là phương tiện để nhà nước quản lý xã hội và chỉ quản lý bằng pháp luật trên các t lĩnh vực quan trọng đó của đời sống xã hội thì mới đạt được mục đích và việc quản lý mới có hiệu quả cao. Pháp luật luôn tác động, hỗ trợ, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhà nước. Việc nhận thức đúng đắn vai trò, tác dụng của pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng nhà nước vững mạnh.
+ Là phương tiện quản lý có hiệu quả đời sống kinh tế – xã hội Là công cụ quản lý xã hội quan trọng nhất, pháp luật sử dụng để phối hợp, quy tụ những hoạt động của các cá nhân trong xã hội nhằm đạt được những mục đích mong muốn, duy trì đời sống cộng đồng xã hội. Trong lĩnh vực kinh tế, mặc dù ra đời, biến đổi và phát triển theo sự biến đổi, phát triển của nền kinh tế, nhưng pháp luật có vai trò rất lớn trong tổ chức và quản lý kinh tế, thông qua pháp luật, nhà nước đề ra các kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế; xác định cơ cấu, các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân; quy định địa vị pháp lý của các đơn tổ chức kinh tế; tổ chức quản lý quá trình sản xuất, kinh doanh; quy định chế độ tài chính, các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất, kinh doanh; đưa ra các biện pháp hữu hiệu để xử lý những hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động kinh tế – xã hội… Như vậy, pháp luật là phương tiện để quản lý kinh tế, thực hiện các chính sách kinh tế, các mục tiêu kinh tế của nhà nước và của xã hội, nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của kinh tế đất nước. Pháp luật có thể thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển và cũng có thể kìm hãm sự phát triển của kinh tế, thậm chí, còn có thể mang lại những tác hại nhất định cho nền kinh tế. Do vậy, muốn phát triển kinh tế được tốt thì một trong những giải pháp quan trọng là phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung, pháp luật về kinh tế nói riêng. Đồng thời phải tổ chức thực hiện pháp luật nghiêm minh, chính xác, hiệu quả.
Tương tự như vậy, pháp luật còn là phương tiện để quản lý chính trị, quản lý văn hoá – giáo dục, khoa học – công nghệ, quản lý y tế, xã hội và các lĩnh vực hoạt động xã hội khác vì s sự định và tiến bộ xã hội.
+ Có vai trò thiết lập, bảo đảm công băng xã hội, thực hiện dân chủ xã hội Công bằng và dân chủ xã hội muốn thực hiện được chủ yếu phải thông qua pháp luật. Bằng pháp luật, các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân được quy định, địa vị pháp lý của các tổ chức, mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức được xác định. Pháp luật còn góp phần giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn, điển hoà lợi ích giữa các lực lượng, các nhóm xã hội khác nhau trong xã hội. Dựa vào pháp luật, người dân thực hiện quyền làm chỉ của mình trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
+ Là phương tiện góp phần giáo dục con người: trong xã hội, pháp luật là một trong những phương tiện để giáo dục con người năng động, sáng tạo, có niềm tự hào dân tộc, có ý chí vươn lên góp phần làm cho dân giàu nước mạnh, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Bằng chính những quy định của mình, pháp luật góp phần giáo dục công chức, viên chức, nhân dân trách nhiệm của người công dân, ý thức sống, làm việc theo pháp luật, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, xây dựng gia đình văn hoá, hạnh phúc, tôn trọng các quy tắc của đời sống cộng đồng với tinh thần “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”.
Ý nghĩa giáo dục to lớn của pháp luật còn thể hiện ở việc quy định những biện pháp khen thưởng và trừng phạt phù hợp đối với các hành vi pháp luật của các tổ chức và các cá nhân trong xã hội. Bên cạnh đó, hành lang pháp lý còn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho việc hình thành những quan hệ mới trong xã hội, đồng thời mở rộng các mối quan hệ hợp tác quốc tế. Hành lang pháp lý có vai trò vô cùng quan trọng và chính vì thế nếu không có hành lang pháp lý thì các hoạt động, các hành vi, các quy tắc trong các lĩnh vực trong đời sống xã hội sẽ có sự chồng chéo và dẫn đến việc khó áp dụng, khó thực hiện được. Hành lang pháp lý là một sợi dây sâu chuỗi những quy tắc, những thể chế thành một hệ thống xuyên suốt, có sự bổ trợ, hỗ trợ, có mối quan hệ tương quan qua lại bổ sung cho nhau chứ không bài trừ mâu thuẫn với nhau, để từ đó việc áp dụng, thực hiện pháp luật được dễ dàng và việc quản lý cũng thuận tiện hơn.