Hiện nay khi mua bán hàng hóa, người tiêu dùng rất quan tâm về chất lượng sản phẩm. Bảo hành là một biện pháp rất hữu hiệu để đảm bảo chất lượng sản phẩm và quyền lợi cho người tiêu dùng. Vậy để hiểu thêm về Nghĩa vụ bảo hành là gì? Hạn chế trong các quy định về nghĩa vụ bảo hành? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.
Mục lục bài viết
1. Nghĩa vụ bảo hành là gì?
Hiện nay chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy trong quá trình sản xuất ra hàng hóa, đặc biệt là những hàng hóa có kết cấu phức tạp, đòi hỏi người sản xuất có phương tiện máy móc, kĩ thuật hiện đại và trình độ công nghệ cao như các đồ dùng điện và điện tử, xe hơi,.. nếu không bảo đảm về kĩ thuật thì khi dùng nó không đáp ứng được nhu cầu của người mua. Để bảo đảm quyền lợi của người tiêu cùng và cũng để giữ tín nhiệm với khách hàng, các nhà sản xuất đặt ra cho mình nghĩa vụ là sửa chữa hàng hóa đã bán cho người mua trong một thời hạn nhất định. thời hạn đó gọi là thời hạn bảo hành. Tại Điều 446. Nghĩa vụ bảo hành
“Bên bán có nghĩa vụ bảo hành đối với vật mua bán trong một thời hạn, gọi là thời hạn bảo hành, nếu việc bảo hành do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Thời hạn bảo hành được tính kể từ thời điểm bên mua có nghĩa vụ phải nhận vật.”
Dựa theo quy đinh nêu như trên và trên thực tế có thể thấy nghĩa vụ bảo hành là một trong các nghĩa vụ đi kèm để bảo đảm chất lượng của tài sản mua bán. Đối với những trường hợp này, khi giao kết hợp đồng, bên bán đã đưa ra sẵn các quy định về điều kiện bảo hành, những lợi ích mà bên mua được hưởng từ việc bảo hành, cũng như thời gian bảo hành đối với vật mua bán. Bên mua chỉ có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận những nội dung này mà không thể thay đổi các nội dung đó. Nhưng đây vẫn được coi là các bên đã thỏa thuận về việc bảo hành vật mua bán, nếu bên mua chấp nhận các nội dung này.
Ngoài ra, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ bảo hành thì trong một số trường hợp, việc bảo hành vật mua bán là do pháp luật quy định mà không do các bên thỏa thuận. Đây là quy định áp dụng đối với các loại tài sản mà chất lượng của nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên mua. Do đó, bên bán phải tuân thủ các quy định về thời hạn bảo hành và các vấn đề khác mà pháp luật có quy định. Ví dụ, bảo hành nhà ở trong
Cũng theo đó mà người mua hàng hóa, sản phẩm nào đó cần lưu ý trong thời hạn bảo hành, nếu bên mua phát hiện được khuyết tật của vật mua bán thì có quyền yêu cầu bên bán sửa chữa không phải trả tiền, giảm giá, đổi vật có khuyết tật lấy vật khác hoặc trả lại vật và lấy lại tiền. Ngoài việc yêu cầu thực hiện các biện pháp bảo hành, bên mua có quyền yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại dó khuyết tật về kỹ thuật của vật gây ra trong thời hạn bảo hành. Bên bán sẽ không phải bồi thường thiệt hại nếu chứng minh được thiệt hại xảy ra do lỗi của bên mua. Bán bán được giảm mức bồi thường thiệt hại nếu bên mua không áp dụng các biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép nhằm ngăn chặn, hạn chế thiệt hại.
2. Hạn chế trong các quy định về nghĩa vụ bảo hành:
Đối với khuyết tật mà Bên Mua không biết và không thể biết, theo Bộ Luật Dân sự Điều 445 khoản 3 điểm a, Bên Bán không chịu trách nhiệm về những khuyết tật mà Bên Mua đã biết hoặc phải biết khi mua. Quy tắc này suy cho cùng, là hệ quả của sự kết nối, tổng hợp của các quy định liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ bảo đảm chất lượng và việc thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa: nếu biết hoặc phải biết rằng hàng hóa có khuyết tật, thì Bên Mua đã có thể sử dụng quyền từ chối nhận hàng hóa hoặc chỉ nhận với điều kiện Bên Bán phải sửa chữa những khuyết tật ấy.
Vấn đề là: thế nào là những khuyết tật mà Bên Mua đã biết hoặc phải biết khi mua? Cả trong luật và thực tiễn áp dụng pháp luật đều chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể để xác định các khuyết tật loại này. Dẫu sao, trong logic của sự việc, khả năng nhận biết khuyết tật của hàng hóa mua bán rõ ràng lệ thuộc phần lớn vào năng lực chuyên môn của Bên Mua. Đối với một Bên Mua không có trình độ chuyên môn, gọi nôm na là “tay ngang”, các khuyết tật kỹ thuật của hàng hóa nói chung là không được biết và không thể được biết. Tất nhiên, khi xem hàng, Bên Mua phải tiến hành những thao tác kiểm tra thông thường, phù hợp với khả năng của mình, để phát hiện những khuyết tật mà bất kỳ người nào có trình độ chuyên môn tương đương đều có thể nhận biết được; tuy nhiên, Bên Mua không bị buộc phải hàng hóa lộn với những tài liệu kỹ thuật phức tạp để tìm kiếm các thông tin cần thiết cho việc tìm hiểu đặc điểm của hàng hóa. Hơn nữa, Bên Mua không có chuyên môn, nếu muốn, thì Bên Mua không có bổn phận phải nhờ chuyên gia giúp mình đánh giá chất lượng hàng hóa trước khi mua. Những khuyết tật mà Bên Bán chủ động báo cho Bên Mua biết, trong khuôn khổ việc thực hiện nghĩa vụ thông tin, chắc chắn là những khuyết tật mà Bên Mua phải biết.
3. Các trường hợp loại trừ nghĩa vụ bảo đảm về khuyết tật hàng hoá:
Việc loại trừ nghĩa vụ bảo đảm được quy định tại Bộ Luật Dân sự Điều 445 khoản 3, theo đó Bên Bán không chịu trách nhiệm về khuyết tật của hàng hóa trong trường hợp sau đây:
a) Khuyết tật mà Bên Mua đã biết hoặc phải biết khi mua;
b) Hàng hóa bán đấu giá, hàng hóa bán ở cửa hàng đồ cũ;
c) Bên Mua có lỗi gây ra khuyết tật của hàng hóa. Việc loại trừ nghĩa vụ bảo đảm trong trường hợp thứ ba hầu như không làm nảy sinh vấn đề tranh cãi; trái lại, trong hai trường hợp đầu, Bên Mua không hẳn không có quyền yêu cầu bảo đảm chất lượng đối với hàng hóa bán.
Mặc dù biết hàng hóa có khuyết tật, Bên Mua không đủ năng lực chuyên môn để lường được một cách chính xác hoặc gần như chính xác tầm quan trọng cũng như các hậu quả của khuyết tật đó: ví dụ một máy tính có những hỏng hóc thoạt trông tưởng như dễ khắc phục, nhưng thực ra việc khắc phục lại dựa trên những yêu cầu kỹ thuật vượt quá khả năng chuyên môn của một kỹ thuật viên tại nơi sử dụng máy …
Bên Mua hàng hóa bán đấu giá không thể yêu cầu Bên Bán bảo đảm chất lượng của hàng hóa bán, nếu: 1- Việc giữa Bên Bán và Bên Mua không có thỏa thuận đặc biệt. Tuy nhiên, trong giả thiết thứ hai vừa nêu, Bên Bán vẫn có thể cho ghi rõ trong tập điều kiện đấu giá về việc sẵn sàng xác lập nghĩa vụ bảo đảm chất lượng của của hàng hóa bán đấu giá với bất kỳ người nào trúng đấu giá. Mặt khác, Bên Mua trong cả hai gỉa thiết vẫn có quyền yêu cầu Bên Bán của Bên Bán thực hiện nghĩa vụ bảo đảm chất lượng: Bên Bán mua một chiếc xe ô tô mới; vài tháng sau Bên Bán bị tuyên bố phá sản; xe được bán đấu giá; người trúng đấu giá phải có quyền yêu cầu bảo đảm chất lượng của hàng hóa mua được đối với Bên đã bán xe cho Bên bị phá sản. Ta nói rằng Bên Mua trong trường hợp này tiếp nhận quyền yêu cầu bảo đảm chất lượng từ Bên bị phá sản như một hàng
hóa phụ theo nghĩa pháp lý gắn liền với hàng hóa mua bán.
Hàng hóa phụ theo nghĩa pháp lý là hàng hóa phụ có tính pháp lý, quyền yêu cầu gắn liền với hàng hóa được chuyển giao mỗi khi hàng hóa được chuyển giao. Bởi vậy, cả Bên Mua lại theo hợp đồng, người được tặng cho, người trao đổi, người thừa kế cũng có quyền yêu cầu đối với Bên Bán của Bên Bán (người tặng cho, người trao đổi, người chết). Từ quy định Bộ luật dân sự Điều 445 khoản 3, ta kết luận rằng nghĩa vụ bảo đảm chất lượng được xây dựng để áp dụng cho việc mua bán tất cả các loại hàng hóa, trừ những hàng hóa được luật loại ra bằng các quy tắc rành mạch. Đặc biệt, luật không phân biệt đối tượng mua bán được bảo đảm chất lượng là hàng hóa còn mới hay hàng hóa đã được dùng; hàng hóa đã được dùng phải nằm trong cửa hàng đồ cũ không cần được bảo đảm chất lượng, vậy nghĩa là hàng hóa đã được dùng và được mua bán giữa người đang sử dụng và người cần mua để sử
dụng vẫn chịu sự chi phối của chế độ bảo đảm do luật định, nếu không có thỏa thuận khác.
Cần nói rõ điều này, bởi trên thực tế, Bên Mua hàng hóa đang sử dụng thường không có nhiều cơ may thuyết phục được cơ quan xét xử bảo vệ quyền lợi của mình một khi phát hiện khuyết tật làm mất hoặc làm giảm giá trị của hàng hóa mua. Cá biệt, có những hàng hóa đang sử dụng được tu sửa, phục hồi và, để “khuyến mãi”, Bên Bán (thường là người chuyên nghiệp) đề nghị một điều khoản về bảo đảm chất lượng hàng hóa bán trong một thời hạn: đó là nghĩa vụ bảo hành và là chuyện hoàn toàn khác
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: