Pháp luật thừa kế luôn luôn đảm bảo quyền tự do ý chí của cá nhân trong việc định đoạt di sản thừa kế của mình cho người khác. Tuy nhiên, không đồng nghĩa với việc, pháp luật cho phép người lập di chúc có thể tùy tiện định đoạt nội dung trong di chúc một cách bừa bãi. Vẫn tồn tại hành lang pháp lý xác định rõ những giới hạn về quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc.
Mục lục bài viết
1. Hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc:
Pháp luật có quy định về một số quyền dành cho người lập di chúc tuy nhiên vẫn có những quy định hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc. Có thể kể đến một số phương diện mà pháp luật hạn chế quyền định đoạt tài sản của người lập di chúc như sau:
1.1. Hạn chế quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 615 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì pháp luật hiện nay chỉ cho phép người lập di chúc có quyền giao nghĩa vụ cho người thừa kế trong phạm vi di sản mà những người thừa kế được nhận trên thực tế, nếu như vượt quá phạm vi đó thì phần vượt quá sẽ vô hiệu, và những người thừa kế sẽ không cần phải thực hiện phần nghĩa vụ vượt qua đó.
Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp, những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Pháp luật quy định vấn đề này dựa trên phương diện đạo đức là chủ yếu. Mặc dù trên phương diện pháp lý thì pháp luật thừa nhận, vấn đề thừa kế hoàn toàn thuộc vào ý chí của người để lại di sản, tuy nhiên vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Có những đối tượng đặc biệt thì vẫn sẽ được hưởng di sản mặc dù người thừa kế không để lại cho họ, những người làm luật ghi nhận đó là bổn phận mà những người để lại di sản cần phải làm, nếu họ không làm thì pháp luật sẽ làm thay. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Theo đó thì những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc mặc dù di chúc không có chỉ định nhưng vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một thừa kế theo pháp luật, cụ thể bao gồm những đối tượng sau:
– Con chưa thành niên hoặc cha mẹ, những đối tượng được xác định là vợ chồng của người để lại di sản;
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động trên thực tế.
Theo quy định trên thì con chưa thành niên, con thành niên mà không có khả năng lao động, những người được xác định là cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất đó.
1.2. Hạn chế quyền để lại di sản dùng vào việc thờ cúng hoặc di tặng:
Để đảm bảo quyền lợi cho những người có quyền tài sản liên quan đến di sản của người chết để lại, thì quyền dùng di sản vào việc thờ cúng hoặc việc di tặng của người lập di chúc sẽ bị hạn chế trong một số trường hợp sau đây:
– Toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì cũng sẽ không được dành một phần tài sản vào việc thờ cúng, phần tài sản được đưa vào di tao cũng được dùng để thực hiện nốt cho nghĩa vụ còn lại căn cứ theo quy định tại Điều 645 và Điều 646 của Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ theo quy định tại Điều 644 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì sự định đoạt phạm vi quyền của người thừa kế sẽ không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, có nghĩa là nếu người lập di chúc dành phần lớn tài sản của mình vào việc thờ cúng hoặc di tặng mã số tài sản còn lại không đảm bảo cho những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc để họ được ít nhất 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật thì, trước hết cần phải đảm bảo chia đủ tài sản thừa kế cho những người thừa kế theo đúng quy định của pháp luật, phần còn lại mới được dùng vào việc thờ cúng hoặc di tặng.
1.3. Hạn chế quyền để lại thừa kế quyền sử dụng đất:
Vì đất đai là loại tài sản đặc biệt, thuộc sở hữu của nhà nước, nhà nước thống nhất quản lý nên việc để lại thừa kế quyền sử dụng của loại tài sản đặc biệt này cũng có những quy định riêng. Luật Đất Đai 2013 tại Điều 179 có quy định về quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất, như sau:
– Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật;
– Hộ gia đình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành hoạt động giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
– Trường hợp người được thừa kế được xác định là những người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nếu không thuộc đối tượng quy định tại Điều 186 của
Như vậy việc xác định một người có được phép để lại thừa kế quyền sử dụng đất hay không cần phải xem xét căn cứ xác lập quyền sử dụng đất của người đó. Cá nhân, hộ gia đình được để lại thừa kế quyền sử dụng đất nếu được nhà nước giao, cho thuê hoặc quyền sử dụng đất đó được người khác dịch chuyển phù hợp với quy định của pháp luật.
1.4. Hạn chế quyền đặt điều kiện trong di chúc:
Người lập di chúc không được đặt điều kiện trong di chúc. Pháp luật thừa kế Việt Nam hiện nay không có quy định nào về việc người lập di chúc có quyền đặt điều kiện với người thừa kế theo di chúc như điều kiện phát sinh quyền thừa kế hay điều kiện chấm dứt quyền thừa kế. Đây không phải là lỗ hổng pháp luật vì:
– Di chúc là giao dịch dân sự một bên, nội dung di chúc chỉ thể hiện duy nhất ý chí của người để lại di sản. Bộ luật Dân sự năm 2015 có quy định về giao dịch dân sự có điều kiện tại Điều 120, tuy nhiên đó chỉ là giao dịch dân sự đa phương, còn di chúc là giao dịch dân sự đơn phương, người lập di chúc không có quyền đặt điều kiện cho người không thể hiện được ý chí của mình;
– Di chúc chỉ được coi là hợp pháp nếu nội dung di chúc không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội theo Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, vì vậy nếu điều kiện đưa ra là không thỏa đáng, buộc người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ vượt quá di sản thừa kế, không liên quan đến di sản thừa kế hoặc không phải nghĩa vụ tài sản thì di chúc được coi là bất hợp pháp.
Như vậy, pháp luật thừa kế ở nước ta trước hết nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động, thành quả lao động của họ được chuyển qua cho người thừa kế của họ. Thông qua thừa kế, của cải của một người được chuyển dịch từ đời này sang đời khác. Đặc biệt, ghi nhận và tôn trọng quyền của người lập di chúc chính là pháp luật tôn trọng quyền định đoạt của chủ sở hữu với tài sản của họ, đảm bảo cho người lập di chúc có quyền sử dụng tài sản ngay cả khi mất, qua đó góp phần củng cố quyền sở hữu chính đáng của mọi cá nhân, bảo toàn và gia tăng tích lũy cho xã hội.
2. Điều kiện đối với người lập di chúc trong trường hợp đặc biệt:
Những người lập di chúc rơi vào trường hợp đặc biệt là những người khác với những người lập di chúc thông thường về mặt độ tuổi, thể chất … Do đó, ngoài điều kiện về độ tuổi và khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, họ phải đáp ứng thêm một số điều kiện theo quy định pháp luật:
Thứ nhất, đối với người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi. Chủ thể này không đáp ứng điều kiện về độ tuổi và chưa đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nhưng chủ thể này vẫn có quyền tham gia vào quan hệ lao động theo quy định của
Thứ hai, đối với người bị hạn chế về thể chất và người không biết chữ. Chủ thể này khi lập di chúc phải đáp ứng điều kiện về việc lập di chúc phải có người làm chúng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. Điều kiện này đặt ra phù hợp với thực tiễn cuộc sống và thể hiện sự nhân văn của pháp luật. Bởi một cá nhân do tình trạng sức khỏe, trình độ học vấn khiến họ không thể tự mình lập di chúc nhưng pháp luật vẫn tôn trọng quyền lập di chúc của họ. Và để đảm bảo ý chí của chủ thể lập di chúc luôn xuất phát từ ý chí chủ quan của họ nên pháp luật đặt ra thêm điều kiện công chứng hoặc chứng thực. Như vậy, ý chí của người lập di chúc được thể hiện chắc chắn, rõ ràng trong văn bản người làm chứng soạn và cuối cùng được công chứng hoặc chứng thực thêm một lần nữa.
Thứ ba, đối với người lập di chúc miệng. Theo quy định tại 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015, di chúc miệng phải thể hiện ý chí cuối cùng của người lập di chúc trước mặt ít nhất 02 người làm chứng và ngay sau khi người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người lập di chúc thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng. Điều này sẽ tránh được trường hợp những người muốn nhận di sản thừa kế của người lập di chúc miệng gian lận, không thể hiện đúng ý chí của người lập di chúc nhằm chiếm đoạt tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015.