Khi một cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục khởi kiện dân sự tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền, nhưng vì một lý do nào đó mà Tòa án sẽ không thụ lý vụ án đó. Vậy khi gửi nộp đơn khởi kiện mà Tòa án không thụ lý thì người khởi kiện cần phải làm gì?
Mục lục bài viết
1. Gửi nộp đơn kiện mà Tòa án không thụ lý thì cần phải làm gì?
1.1. Những trường hợp tòa án không thụ lý vụ án khi gửi nộp đơn kiện:
Căn cứ Điều 192, 195
– Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
– Người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Chưa có đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật;
– Sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có thẩm quyền hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí mà người khởi kiện không nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;
– Vụ án không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
– Người khởi kiện không sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo các yêu cầu của Thẩm phán;
– Người khởi kiện rút đơn khởi kiện.
Như vậy, trước khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện nên tìm hiểu trước về các điều kiện để đơn khởi kiện của mình được tòa án thụ lý (quyền khởi kiện, năng lực hành vi, thẩm quyền giải quyết,….), tránh trường hợp bị tòa án trả đơn khởi kiện dẫn đến việc tốn thời gian, chi phí đi lại.
1.2. Gửi nộp đơn kiện mà Tòa án không thụ lý thì cần phải làm gì?
Như đã phân tích ở trên, trước khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện nên tìm hiểu trước về các điều kiện để đơn khởi kiện của mình được tòa án thụ lý. Nếu như người khởi kiện bị trả lại đơn khởi kiện thì trước tiên người khởi kiện cần xem lại tất cả những điều kiện để được tòa án thụ lý đơn (ví dụ như đã nộp đủ tiền tạm ứng án phí chưa,…), nếu như xét thấy tất cả các điều kiện đã đủ nhưng tòa án vẫn trả lại đơn khởi kiện thì người khởi kiện có quyền khiếu nại với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện theo lần lượt các bước sau:
Bước 1: Người khởi kiện nộp đơn khiếu nại đến Chánh án Tòa án của Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện
Bước 2: Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán khác xem xét, giải quyết khiếu nại ngay sau khi nhận được khiếu nại
Bước 3: Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công. Lưu ý rằng, trong phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người khởi kiện có khiếu nại, nếu như người khởi kiện có khiếu nại vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp
Bước 4: Ra quyết định
Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của người đại diện Viện kiểm sát và người khởi kiện có khiếu nại tại phiên họp:
– Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
– Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Bước 5: Khiếu nại tiếp với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết
Người khởi kiện có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán
Bước 6: Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện
– Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
– Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và các tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Bước 7: người khởi kiện có quyền khiếu nại tới các cơ quan sau nếu như có căn cứ xác định quyết định giải quyết của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có những vi phạm pháp luật trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày mà nhận được quyết định:
+ Khiếu nại tới Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao nếu như quyết định bị khiếu nại là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
+ Khiếu nại tới Chánh án Tòa án nhân dân tối cao nếu như quyết định bị khiếu nại là của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao.
Bước 8: Chánh án phải giải quyết khiếu nại của người khởi kiện trong thời hạn là 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định của Chánh án là quyết định cuối cùng.
2. Hình thức khiếu nại khi Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện không thụ lý đơn:
Tại khoản 1 Điều 194 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định “người khởi kiện có quyền khiếu nại”, tuy nhiên tại Điều này cũng không quy định rõ người khởi kiện khiếu nại bằng hình thức nào, thế nên các hình thức để khiếu nại sẽ tuân theo quy định tại Điều 8 Luật Khiếu nại 2011, cụ thể như sau:
– Hình thức 1: Khiếu nại bằng đơn khiếu nại
Với hình thức này, người khởi kiện sẽ phải soạn đơn khiếu nại theo đúng hình thức luật quy định và gửi tới tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong đơn khiếu nại phải:
+ Ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của chính cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, các lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và các yêu cầu giải quyết của người khiếu nại.
+ Người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ
– Hình thức 2: Khiếu nại trực tiếp: có hai cách giải quyết sau:
+ Người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại;
+ Người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu chính người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản,
Ngoài ra, người khiếu nại khi Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện không thụ lý đơn có thể tự mình khiếu nại hoặc ủy quyền cho luật sư, người trợ giúp viên pháp lý hoặc ủy quyền cho người khác mà có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thực hiện việc khiếu nại.
3. Trong trường hợp nào người khởi kiện được khởi kiện lại khi tòa án không thụ lý vụ án:
Căn cứ tại khoản 3 Điều 192 và Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP thì những trường hợp sau người khởi kiện sẽ có quyền khởi kiện lại khi tòa án có thẩm quyền không thụ lý vụ án:
– Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự;
– Yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Yêu cầu thay đổi nuôi con mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Yêu cầu mức bồi thường thiệt hại mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Yêu cầu thay đổi người giám hộ mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Vụ án đòi tài sản, đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi về quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ mà trước đó Tòa án lại chưa chấp nhận yêu cầu mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại;
– Đã có đủ điều kiện khởi kiện
– Đối với những vụ án dân sự tranh chấp về thừa kế tài sản mà trước ngày 01-01-2017 mà Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện hoặc đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì lý do là “thời hiệu khởi kiện đã hết” nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 của
– Đối với những vụ án dân sự chia tài sản chung là di sản thừa kế mà đã hết thời hạn 10 năm bắt đầu kể từ thời điểm mở thừa kế mà trước ngày 01-01-2017 Tòa án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án và trả lại đơn khởi kiện vì do chưa đủ điều kiện khởi kiện chia tài sản chung, nhưng theo quy định tại khoản 1 Điều 623, điểm d khoản 1 Điều 688 của Bộ luật dân sự năm 2015 thời hiệu khởi kiện của vụ án chia thừa kế đối với di sản thừa kế đó vẫn còn.
4. Phương thức gửi đơn khởi kiện:
Theo quy định tại Điều 190 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015, có ba phương thức để người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo các tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án, bao gồm những phương thức sau:
– Phương thức 1: Nộp trực tiếp tại Tòa án. Trong trường hợp này ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án
– Phương thức 2: theo đường dịch vụ bưu chính. Với phương thức này thì ngày khởi kiện là ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi
+ Trường hợp mà không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện chính là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính
+ Trường hợp người khởi kiện không chứng minh được ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện chính là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
– Phương thức 3: Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án. Với phương thức nộp đơn này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015;
– Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 192