Giữ bằng gốc, không ký hợp đồng. Công ty không ký hợp đồng lao động và giữ bằng gốc của lao động thì giải quyết như thế nào?
Giữ bằng gốc, không ký hợp đồng. Công ty không ký
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư: Em tên là Hưng, em có 1 chuyện rất mong được sự giúp đỡ của luật sư. Em đang làm việc tại 1 phòng khám tư nhân ở Bắc Ninh. Trước đây, khi xin việc ở đây em có đang làm ở 1 phòng khám khác ở Hà Nội, xong rồi em xin vào đây làm, lúc thỏa thuận là em về làm máy chụp CLVT, bao ăn ở, làm hợp đồng 3 năm, đóng bảo hiểm đàng hoàng, lương 4triệu/ tháng, nhưng lúc đấy máy CLVT chưa lắp, thế là người ta bảo em đi học thêm về chụp CLVT ở Bv Đa khoa HD, bảo em đi học thì trợ cấp tiền ăn ở, nhưng lúc em đi học thì chỉ đưa có 2tr (không đủ tiền ăn ạ) em đi học hơn 1 tháng, em đi học chỉ dựa vào mối quan hệ của ông chủ phòng khám (thực ra thì em tự vào đấy học cũng không cần mối quan hệ đấy vì em cũng học trường Y HD ra). Lúc em đi học về thì mãi 1 thời gian sau (khoảng 3 tuần) mới lắp máy chụp CLVT, nhưng lắp xong thì máy lại không hoạt động được. Thế là lại bảo em làm máy chụp X- quang, sau đó lấy lý do là em chưa làm máy chụp CLVT nên trả lương em có 3triệu /tháng, mà đến bây giờ là hơn nửa năm rồi, em vẫn làm máy chụp X – quang (làm cái này độc hại hơn làm máy chụp CLVT kia), không làm hợp đồng (em cũng giục người ta làm hợp đồng nhưng người ta cứ bảo từ từ, cái từ từ ấy hơn nửa năm rồi ạ), không đóng bảo hiểm cho em (em giục đóng bảo hiểm mà cứ bảo là đợi đợt, mà có hợp đồng đâu mà có bảo hiểm). Lúc nhận em về làm thì bắt em phải nộp lại bằng tốt nghiệp Gốc (nhân viên làm ở đây ai cũng bị bắt phải nộp bằng tốt nghiệp gốc). Ngày 12/11 vừa qua em có xin nghỉ việc nhưng người ta không đồng ý cho em nghỉ việc, em bảo là em nhất quyết nghỉ và xin lại Bằng tốt nghiệp gốc. Em xin hỏi luật sư là bây giờ em nghỉ việc như thế có trái pháp luật không, và em phải làm thế nào mới lấy lại được bằng tốt nghiệp gốc của mình, nếu em nộp đơn tố cáo thì người ta có quan hệ rất rộng (ông chủ phòng khám làm trên sở Y tế) liệu người ta có bao che bưng bít cho nhau không có ngâm đơn tố cáo của em ở đấy mà không giải quyết không. Em nghỉ việc thế nào mới đúng pháp luật. Rất mong được sự giúp đỡ từ phía luật sư ạ !
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo nội dung bạn đưa ra có ba vấn đề cần giải quyết như sau:
+ Không ký
+ Giữ văn bằng gốc của người lao động
+ Không đóng bảo hiểm cho người lao động
= > Hướng giải quyết ba vấn đề này:
Thứ nhất: Không ký hợp đồng lao động và trả lương không đúng theo thỏa thuận
Theo quy định tại “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động
1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.
Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.
2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.
Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.”
Nếu không thực hiện đúng thủ tục trên thì đơn vị tuyển dụng sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ – CP.
Thứ hai: Giữ văn bằng gốc của bạn
Theo quy định tại Điều 20 “Bộ luật lao động 2019”
“Điều 20. Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Việc giữ bằng gốc của người lao động là hoàn toàn sai với quy định chung của pháp
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: Không đóng bảo hiểm xã hội
Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2006 nếu lao động làm việc có thời hạn từ 3 tháng trở lên thì chủ sử dụng lao động phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn. Mặt khác ngành nghề của bạn thuộc ngành nghề độc hại nên phải được đảm bảo về điều kiện sức khỏe cho bên bạn. Việc không tham gia đóng bảo hiểm cho bạn thì đơn vị này cũng sẽ bị xử phạt theo Nghị định 95/2013/NĐ – CP.
Để lấy lại bằng của bạn và chấm dứt công việc mà bạn đang thực hiện thì bạn cần lưu ý:
+ Vì chưa ký hợp đồng nên chưa biết được loại hợp đồng của bạn nên không thể ấn định thời gian phải báo trước khi đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lý do đơn phương bạn có thể áp dụng theo Điều 37 “Bộ luật lao động 2019”.
+ Trong trường hợp này bạn có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm lên Phòng lao động thương binh xã hội nơi đặt trụ sở của đơn vị để được giải quyết và bảo đảm được quyền lợi.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết liên quan dưới đây:
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.