Khai thác thủy sản trên vùng biển được quản lý chặt chẽ và Nhà nước có giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá. Nhiều trường hợp khi khai thác thủy sản bằng tàu cá trên vùng biển bắt buộc phải xin giấy phép và được hoạt động khai thác trong giới hạn phạm vi nhất định.
Mục lục bài viết
- 1 1. Giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá Việt Nam trên vùng biển:
- 2 2. Khi nào tàu cá nước ngoài được vào cảng cá Việt Nam?
- 3 3. Điều kiện để tàu cá của cá nhân, tổ chức Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam:
- 4 4. Có phải xin giấy phép khai thác thủy sản bằng tàu cá trên vùng biển không?
1. Giới hạn phạm vi hoạt động của các tàu cá Việt Nam trên vùng biển:
Các tổ chức, cá nhân Việt Nam khai thác thủy sản thủy sản trên vùng biển Việt Nam trong phạm vi giới hạn quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 43 Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản, cụ thể:
1.1. Đối với tàu đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
+ Tàu không được hoạt động tại vùng lộng và vùng ven bờ khi có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên hoạt động tại vùng khơi;
+ Tàu không được hoạt động tại vùng khơi và vùng ven bờ khi có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét hoạt động tại vùng lộng;
+ Tàu không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi khi tàu có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ; tàu đăng ký tại tỉnh nào thì chỉ được hoạt động tại vùng ven bờ của tỉnh đó; trừ trường hợp hoạt động tàu cá ở vùng ven bờ của Ủy ban nhân dân hai tỉnh có thỏa thuận khác.
1.2. Đối với tàu hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản:
+ Tàu hoạt động tại vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi mà có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên;
+ Tàu hoạt động tại vùng ven bờ và vùng lộng, không được hoạt động tại vùng khơi mà có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;
+ Tàu không được hoạt động tại vùng lộng và vùng khơi khi có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét hoạt động tại vùng ven bờ.
=> Theo quy định nêu trên thì tàu cá hoạt động trên vùng biển sẽ bị giới hạn bởi kích thước của tàu cá. Vùng khai thác thủy sản cũng sẽ tương ứng tùy vào kích thước của tàu cá. Vùng khai thác thủy sản tại vùng biển Việt Nam được phân thành ba vùng được quy định tại Điều 42 Nghị định 26/2019/NĐ-CP như sau:
– Vùng ven bờ được giới hạn bởi mép nước biển dọc theo bờ biển và tuyến bờ. Vùng ven bờ đối với các đảo được giới hạn bởi ngấn nước thủy triều trung bình nhiều năm quanh bờ biển của đảo đến 06 hải lý;
– Vùng lộng là vùng biển được giới hạn bởi tuyến bờ và tuyến lộng;
– Vùng khơi là vùng biển Việt Nam được giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới phía ngoài của vùng đặc quyền kinh tế..
Việc công bố ranh giới vùng khai thác thủy sản ven bờ giữa hai tỉnh do Ủy ban nhân dân hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ven biển tiếp giáp nhau căn cứ vào đặc điểm cụ thể về địa lý của vùng biển ven bờ để hiệp thương xác định.
2. Khi nào tàu cá nước ngoài được vào cảng cá Việt Nam?
Theo Điều 49 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định tàu cá nước ngoài được vào cảng cá Việt Nam đối với các trường hợp như sau:
– Tàu cá nước ngoài cập cảng cá khi được chỉ định trong danh sách công bố của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Tàu nước ngoài được cập cảng cá Việt Nam và trước khi vào cảng cá Việt Nam phải thông báo trước 24 giờ cho tổ chức quản lý cảng cá theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp tàu nước ngoài có tên trong Danh sách tàu khai thác thủy sản, vận chuyển, chuyển tải, hỗ trợ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
– Để thực hiện thủ tục xuất, nhập cảnh theo quy định thì tổ chức quản lý cảng cá phải thông qua cho cơ quan hải quan, biên phòng; để thực hiện kiểm tra, xác minh thông tin về nguồn gốc thủy sản, sản phẩm thủy sản trên tàu thì thông báo cho cơ quan quản lý về thủy sản của địa phương hoặc văn phòng thanh tra tại cảng.
– Tổng cục Thủy sản thông báo ngay đến các quốc gia có liên quan đến con tàu và lịch trình di chuyển của tàu để xử lý theo quy định sau khi các thông tin đã được thanh tra, kiểm tra, xác minh.
– Tàu cá nước ngoài khi vào, rời hoặc neo, đậu trong vùng nước cảng cá thuộc vùng biển của Việt Nam thì phải treo Quốc kỳ Việt Nam trên đỉnh cột cao nhất của tàu và treo cờ quốc gia của tàu đăng ký ở cột thấp hơn.
3. Điều kiện để tàu cá của cá nhân, tổ chức Việt Nam hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam:
Căn cứ Điều 46 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định hoạt động khai thác thủy sản ngoài vùng biển Việt Nam của tàu cá phải đáp ứng các điều kiện sau:
Thứ nhất, tàu cá không vi phạm khai thác bất hợp pháp mà có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên.
Thứ hai, tàu cá phải có mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO).
Thứ ba, tàu cá có quan sát viên theo quy định của quốc gia ven biển hoặc của Tổ chức quản lý nghề cá khu vực.
Thứ tư, đối với trường hợp cấp giấy phép đi khai thác tại vùng biển do Tổ chức quản lý nghề cá khu vực quản lý thì thuyền viên và người làm việc trên tàu cá phải có giấy chứng nhận đã qua lớp bồi dưỡng quản lý nghề cá tại vùng biển quốc tế.
Thứ năm, trên tàu cá phải được trang bị, lắp đặt thiết bị thông tin liên lạc, hàng hải bao gồm: Máy thu phát vô tuyến điện thoại
Thứ sáu, tàu cá phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh.
4. Có phải xin giấy phép khai thác thủy sản bằng tàu cá trên vùng biển không?
Quy định phải giấy phép khai thác thủy sản khi tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá mà kích thước của tàu có chiều dài lớn nhất từ 06 mét trở lên. Điều kiện tổ chức cá nhân được cấp Giấy phép khai thác thủy sản khi đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 50 Luật Thủy sản 2017, cụ thể sau đây:
– Đối với khai thác thủy sản trên biển, trong hạn ngạch Giấy phép khai thác thủy sản;
– Có nghề khai thác thủy sản mà không thuộc Danh mục nghề cấm khai thác theo quy định của pháp luật;
– Đối với tàu cá phải đăng kiểm phải có Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
– Tàu cá có trang thiết bị thông tin liên lạc đáp ứng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Có thiết bị giám sát hành trình đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên. Thiết bị phải được kết nối, đồng bộ với phần mềm hệ thống giám sát tàu cá lắp đặt tại trung tâm dữ liệu giám sát tàu cá ở trung ương và 28 tỉnh, thành phố ven biển; Tự động truyền qua hệ thống thông tin vệ tinh tối thiểu 12 vị trí/ngày với tần suất 02 giờ/lần các thông tin: vị trí tàu (kinh độ, vĩ độ), thời gian (phút/giờ/ngày/tháng/năm) đối với thiết bị lắp đặt trên tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên, cảnh báo cho thuyền trưởng khi tàu vượt qua ranh giới cho phép trên biển; Sai số tọa độ vị trí tàu cá nhận từ hệ thống định vị toàn cầu GPS hiển thị trên thiết bị giám sát hành trình tàu cá không quá 500 mét, độ tin cậy 99%; Mỗi thiết bị phải có một mã nhận dạng độc lập; Phải đảm bảo hoạt động bình thường trong môi trường hoạt động trên biển theo tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam;
– Có Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá;
– Thuyền trưởng, máy trưởng phải có văn bằng, chứng chỉ đáp ứng yêu cầu theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
– Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hạn phải đáp ứng điều kiện quy định trên, đã nộp nhật ký khai thác theo quy định và tàu cá không thuộc danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố.
Như vậy, khi thực hiện việc khai thác thủy sản của tàu cá trên vùng biển Việt Nam cần phải căn cứ vào chiều dài của tàu khai thác thủy sản để xác định có phải xin giấy phép khai thác thủy sản hay không. Trường hợp tàu có chiều dài lớn nhất 06 mét trở lên thì phải xin giấy phép. Ngoài ra, để được cấp Giấy phép khai thác thủy sản thì tổ chức, cá nhân cần phải đáp ứng các điều kiện quy định trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật thủy sản năm 2017;
– Nghị định 26/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy sản.