Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh? Quy định về đăng ký khai sinh?
Việc đăng ký khai sinh có ý nghĩa pháp lý đầu tiên chứng minh nhân thân của công dân, cá nhân từ khi sinh ra cho đến chết, do đó quyền khai sinh đã được cả pháp luật quốc tế và trong nước ghi nhận trong các văn bản Luật. Pháp luật về hộ tịch của Việt Nam đã cơ bản điều chỉnh các toàn bộ các vấn đề liên quan đến đăng ký khai sinh như về thẩm quyền đăng ký, trách nhiệm đãng kỷ, thủ tục đăng ký. Vậy pháp luật quy định như thế nào về những giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh?
Dịch vụ Luật sư
Căn cứ pháp lý:
Luật hộ tịch 2013,
1. Giấy tờ thay thế giấy chứng sinh khi đăng ký khai sinh
Giấy chứng sinh là một loại giấy tờ quan trọng do Cơ quan Nhà nước, chủ thể có thẩm quyền cấp để xác nhận sự ra đời của một con người. Đồng thời, giấy chứng sinh là mọt trong những căn cứ, giấy tờ để thực hiện khai sinh theo quy định của
+ Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
+ Nhà hộ sinh;
+ Trạm y tế cấp xã;
+ Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 16,
+ Tờ khai đăng ký khai sinh
+ Giấy chứng sinh với những nội dung: ghi rõ họ tên, năm sinh, số căn cước công dân, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ hoặc của người cha ( hay của cả hai người). Các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế.
+ Trong trường hợp không có giấy chứng sinh thì có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh hoặc nếu như không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
+ Giấy tờ tùy thân của người đăng ký khai sinh: căn cước công dân, hộ chiếu..
Như vậy thì theo quy định trên thì nếu như không có giấy chứng sinh thì vẫn có thể thực hiện việc đăng ký khai sinh như bình thường. Và văn bản thay thế do giấy chứng sinh đó là: có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh hoặc nếu như không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
2. Quy định về đăng ký khai sinh
Khai sinh là quyền của mọi công dân trên thế giới cũng như công dân trên lãnh thổ Việt Nam.
Đăng ký khai sinh là đăng ký sự kiện sinh cho da trẻ mới được sinh ra tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký khai sinh là một nội dung của đăng ký hộ tịch theo quy định của khoản 1 Điều 3
Sau khi được đăng ký khai sinh cá nhân được cơ quan đăng ký cấp Giấy khai sinh có ghi đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân của cá nhân như: Họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, số định danh cá nhân, giới tính, dân tộc, quốc tịch , nơi sinh và thông tin về cha, mẹ.
Giấy khai sinh là giấy tờ tùy thân đầu tiên của một cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp để xác nhận pháp lý về sự hiện diện của cá nhân đó. Giấy khai sinh bao gồm các thông tin về họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, dân tộc, quốc tịch , quê quán và thông tin về cha, mẹ. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc, có ý nghĩa quan trọng, bởi giấy khai sinh là căn cứ để đăng lại hi khẩu làm thẻ bảo hiểm y tế, đi học, đi làm, làm căn cước công dân.
Như vậy có thể hiểu đăng ký khai sinh là việc của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận và ghi vào sổ hộ tịch sự kiện sinh ra của một cá nhân, là cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý Nhà nước về dân cư.
2.1. Chủ thể thự hiện đăng ký khai sinh:
+ Đối với chủ thể là cơ quan nhà nước là công thức thi hành công vụ. Pháp luật về hộ tịch quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, ngành trung ương và địa phương trong thực hiện đăng ký và quản lý hộ tịch nói chung và đăng ký khai sinh nói riêng trên cơ sở yêu cầu của công dân. Cơ quan đăng ký hộ tịch là UBND cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để mọi công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ đăng ký khai sinh.
+ Đối với chủ thể là cá nhân, công dân khu thể thực hiện quyền đăng ký khai sinh). Công dân là chủ thể phổ biến trong hoạt động thi hành pháp luật nổi chung và thi hành pháp luật về đăng ký khai sinh nói riêng, ngoài ra cá nhân là người nước ngoài thi hành pháp luật về đăng ký khai sinh thông qua việc đăng ký các sự kiện sinh có yếu tố nước ngoài. Cá nhân, công dân( viết tắt là công dân ) thi hành pháp luật về đăng ký khai sinh thông qua việc đăng ký các sự kiện sinh phát sinh.
Công dân có ý thức tốt trong thi hành pháp luật về đăng ký khai sinh thì việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu lực , hiệu quả quản lý nhà nước về hộ tịch. Trường hợp, việc thi hành pháp luật về đăng ký khai sinh của công dân không tốt như việc chấm đăng ký các sự kiện sinh phát sinh với cơ quan nhà nước, khai báo không trung thực sự kiện sinh, sẽ ảnh hưởng nhất định tới công tác quản lý nhà nước về đăng ký khai sinh của cơ quan có thẩm quyền, từ đó gián bếp ảnh hưởng đến việc xây dựng chương trình, mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phương.
2.2. Vai trò của đăng ký khai sinh
Thứ nhất, vai trò của đăng ký khai sinh đối với việc quản lý nhà nước. Nhà nước đăng ký khai sinh cho công dân là để Nhà nước quản lý về mặt pháp lý từng người dân, qua đó quản lý toàn bộ dân cư trong cả nước, nắm bắt được biến động tự nhiên về dân cư. Nhà nước quản lý con người, thống kê được dân số, tình hình tăng dân số giúp Nhà nước có cơ sở hoạch định chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình. Qua đó, Nhà nước có cơ sở khoa học để hoạch định các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Mặt khác công tác đăng ký khai sinh là ghi nhận về mặt pháp lý sự tồn tại của một cá nhân, là cơ sở ràng buộc trách nhiệm giữa Nhà nước và công dân, từ đó phát sinh trách nhiệm của Nhà nước trong việc chăm lo đời sống của người dân, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Khi đăng ký khai sinh Nhà nước cấp cho người dân chứng thư pháp lý là Giấy khai sinh. Giấy khai sinh góp phần hỗ trợ hoạt động các cơ quan nhà nước trong việc xác định nhân thân của một người như họ, tên, tuổi, giới tính, nơi sinh, thông tin về cha , mẹ , phục vụ cho các giao dịch xã hội khác. Ví đụ: Giấy khai sinh dùng để xác định cha và mẹ đẻ của một cá nhân, giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết việc phân chia di sản thừa kế theo phá luật trong trường hợp người chết không để lại di chúc.
Thứ hai, vai trò của đăng ký khai sinh đối với công dân Đăng ký khai sinh là quyền của công dân được pháp luật quốc tế và Việt Nam ghi nhận. Đăng ký khai sinh có vai trò, ý nghĩa là sự ghi nhận về mặt pháp lý tình trạng nhân thân của một người được sinh ra , thông qua đăng ký khai sinh, cá nhân được cấp Giấy khai sinh, là cơ sở xác định nguồn gốc các mối quan hệ nhân thân, quan hệ gia đình, là một trong những chứng cứ pháp lý tạo ra sự ràng buộc về mặt pháp lý giữa Nhà nước và công dân và có giá chứng minh đôi với các mối quan hệ khác trong xã hội vì dụ như truy nhận cha, mẹ con, thửa kề di sản, học tập… Đăng ký khai sinh cho một cá nhân là cơ sở đầu tiên để có nhân để trở thành công dân một quốc gia, lạm phát sinh quyền của mình, công dân thực hiện được quyền của mình được Nhà nước ghi nhận và là cơ sở để được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2.3. Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Thứ nhất, xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo đối tượng: Quá triệt quan điểm phân cấp mạnh cho chính quyền địa phương, Luật quy định Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết toàn bộ các việc đăng ký hộ tịch có yếu tố nước ngoài; thay đổi, từ việc đăng ký hộ tịch tại khu vực biên giới của Việt Nam Ủy ban Nhân dân cấp nghị các việc hộ tịch còn lại. Quy định này nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm của chính quyền địa phương bảo đảm tăng cường vai trò quản lý nhà nước của Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh, tiến tới mục tiêu lâu dài là phân cấp triệt để thẩm quyền đăng ký hộ tịch cho chính quyền cơ sở khi điều kiện cho phép.
Thứ hai, xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh theo nơi cư trú. Trước đây, Nghị định số 158/ 2005/NĐ-CP ngày 27/12/2005 của Chính phủ về đăng kỷ và quản lý hộ tịch quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh là theo nơi cư trú của người mẹ. Hiện nay, Luật Hộ tịch đã quy định mở rộng hơn về thẩm quyền đăng ký khai sinh , theo đó cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan đăng ký khai sinh theo nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi thực hiện quyền được khai sinh của mình. Đối với công dân cư trú ở trong nước Điều 13,