Chế độ nghỉ thai sản là một trong những chế định được áp dụng đối với cá nhân là lao động có tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó phải để đến cá nhân là giáo viên. Theo quy định pháp luật hiện hành thì giáo viên sẽ được hưởng các chế độ phụ cấp khác nhau nếu đủ điều kiện. Vậy khi giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng các phụ cấp không?
Mục lục bài viết
1. Giáo viên nghỉ thai sản có được hưởng các phụ cấp không?
Từ trước đến nay giáo dục là một trong những vấn đề luôn được Nhà nước đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng nhằm để các cá nhân có năng lực, đạo đức cống hiến sự phát triển toàn diện các lĩnh vực của quốc gia như kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, chính trị,…Một trong những yếu tố để hỗ trợ được mục tiêu này đó là nguồn nhận lực đào tạo là các giáo viên, những người có chuyên môn, kinh nghiệm truyền đạt lại kiến thức và kinh nghiệm. Chính vì vậy, các khoản phụ cấp mà những cá nhân đang là giáo viên sẽ có vai trò quan trọng, hỗ trợ phần nào được chất lượng đứng lớp, giảng dạy. Thông thường, giáo viên sẽ được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp đặc thù với nghề giáo là nghệ nhân, phụ cấp cho giáo viên dạy người khuyết tật,..Trong phạm vi bài viết, thì tác giả đề cập đến nội dung liên quan hưởng chế độ khi giáo viên nghỉ thai sản.
Căn cứ theo tiểu mục 1, 2 Mục I Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC, được sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 27/2018/TT-BGDĐT quy định về phạm vi, đối tượng và điều kiện áp dụng như sau;
– Cá nhân trở thành nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, Đảng, tổ chức chính trị – xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) là những cá nhân sẽ được nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Nguồn kinh phí được sử dụng để chi trả xuất phát từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Không phải cá nhân nào làm giáo viên cũng được hưởng phụ cấp này nên những đối tượng này phải đảm bảo điều kiện áp dụng như:
+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục 1,2 đã được chuyển, xếp lương theo
+ Bên cạnh đó, phải thỏa mãn điều kiện là đối tượng quy định tại khoản 1 mục này không được tính hưởng phụ cấp ưu đãi trong các thời gian sau:
++ Cá nhân này có thời gian đi công tác, làm việc, học tập ở nước ngoài đã được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
++ Nếu có trường hợp giáo viên có thời gian đi công tác, học tập ở trong nước không tham gia giảng dạy liên tục trên 3 tháng thì cũng không được hưởng trợ cấp ưu đãi;
++ Đồng thời, về thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
++ Nếu giáo viên đã có thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của Điều lệ bảo hiểm xã hội hiện hành;
++ Vì một số lý do mà cá nhân là giáo viên đã có thời gian bị đình chỉ giảng dạy.
Nhà giáo (kể cả những người trong thời gian thử việc, hợp đồng) thuộc biên chế trả lương, đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo.
Như vậy, với quy định nêu trên thì trường hợp nhà giáo trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản (không tham gia giảng dạy) sẽ không nằm trong trường hợp được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo theo nội dung đã phân tích phía trên.
2. Trường hợp có đủ điều kiện để hưởng phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên thì được chi trả bao nhiêu?
Mức phụ cấp với nhà giao đủ điều kiện được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề hiện đang được quy định tại Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC sửa đổi bởi Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:
– Mức phụ cấp được chi trả sẽ tuân thủ tùy thuộc vào cấp giảng dạy khác nhau:
+ Nếu cá nhân đang trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, cao đẳng, các học viện, trường bồi dưỡng của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị – xã hội ở Trung ương và các trường chính trị của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (trừ nhà giáo giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm và nhà giáo dạy môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh) thì mức phụ cấp được áp dụng là 25%;
+ Mức phụ cấp sẽ được tăng lên 30% đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
+ Trong trường hợp mà nhà giáo trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp – hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa cần có nhiều sự quan tâm, hỗ trợ về mặt vật chất và tinh thần thì mức phụ cấp tăng lên 35%;
+ Cá nhân khi tham gia giảng dạy trong các trường sư phạm, khoa sư phạm (đại học, cao đẳng, trung học), trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo và nhà giáo dạy môn chính trị trong các trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề thì mức phụ cấp 40% sẽ được áp dụng;
+ Mức phụ cấp 45% được áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học, cao đẳng;
+ Cuối cùng, mức phụ cấp 50% được biết đến là mức phụ cấp cao nhất áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Lưu ý: Để đảm bảo sự chính xác, công bằng trong khi áp dụng mức phụ cấp cho nhà giáo thì việc xác định địa bàn miền núi phải được diễn ra nghiêm túc, dựa trên cơ sở rõ ràng. Thông thường, thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
– Cách tính phụ cấp giảng dạy:
Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng = Mức lương tối thiểu chung x [hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo hệ số) phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] x tỷ lệ % phụ cấp ưu đãi
3. Để chi trả phụ cấp ưu đãi nghề đối với giáo viên thì sẽ áp dụng phương thức gì?
Căn cứ theo Mục III Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC sửa đổi bởi Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định như sau:
– Phương thức chi trả:
Phụ cấp này được trả cùng kỳ lương hàng tháng (kể cả thời gian nghỉ hè) và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
– Nguồn chi trả:
Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp ưu đãi được sử dụng từ nguồn thu sự nghiệp của cơ sở giáo dục theo quy định và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước cấp theo các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện cải cách tiền lương.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
Thông tư số 27/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo: Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 3 Điều 1 Thông tư liên tịch số
THAM KHẢO THÊM: