Phật Pháp là gì? Ý nghĩa của Pháp (Dhamma) trong Phật giáo?

Pháp mang nhiều ý nghĩa và sự giải thích khác nhau trong quá trình phát triển tư tưởng ở Ấn Độ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn: Phật Pháp là gì? Pháp là gì? Ý nghĩa “Pháp” trong Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa?

1. Phật Pháp là gì?

Theo nghĩa thông thường, “Phật Pháp” (tiếng Phạn: Buddha Dharma – Pali: Buddha Dhamma) được hiểu là những lời giáo huấn của Phật (Phật giáo) được tập hợp từ các học trò của Ngài từ hơn 2500 năm trước. Một hệ thống triết lý sống dựa trên nền tảng trí tuệ và từ bi nhằm đưa con người hướng đến hạnh phúc bền vững và thoát khỏi khổ đau trong cuộc đời.

Đức Phật ra đời cách đây hơn 2500 năm tại vườn Lâm-tỳ-ni ở Ấn Độ cổ đại (Nepal ngày nay), là Hoàng tử tộc Shakya và với danh xưng là Siddhartha Gautama (Tất Đạt Đa Cồ Đàm).

Tuy nhiên, là một nhà hiền triết, ông suy nghiệm về cái chết, bệnh tật, phiền não khổ đau của dân chúng bên ngoài thành và cả chính bản thân ông nên đã quyết tâm đi tìm lời giải cho câu hỏi luôn thôi thúc trong đầu Làm thế nào để thoát khỏi đau khổ, bệnh tật và cái chết! Sau 6 năm khổ hạnh và nhận ra đây là con đường sai lầm, thái tử Tất Đạt Đa bắt đầu bình tĩnh và ngồi thiền định dưới gốc cây Bồ đề để tìm ra giải pháp cho vấn đề của ông, và cũng là của tất cả mọi người.

Ônh nhận ra bản chất của vạn vật, bản chất của sự tồn tại, làm thế nào để ra đời và làm thế nào để ngừng tái sinh. Kể từ đó, ông được gọi là Phật Thích Ca. và Người nói rằng mỗi người đều có thể tự mình nhận ra tất cả những điều mà Ngài đã nhận ra. Ngài đề nghị mọi người tự tìm hiểu dựa trên những lời dạy của Ngài, rằng đây là cách duy nhất để tỉnh thức, bằng cách tự mình nhìn thấy sự thật.

Ngài đã truyền phạt phương pháp của những gì mà Ngài đã thực hiện để mọi người có thể theo bước chân của Ngài và hiểu được bản chất thật của thế giới.

Kể từ đó, những lời dạy của Đức Phật được xem là Phật Pháp, một hệ thống thực hành có thể dẫn con người đến sự giác ngộ, nhận ra bản chất vạn vật, giúp con người thoát khỏi đau khổ, sống hạnh phúc thông qua các thực hành tích cực và ngăn chặn vòng sinh tử luân hồi. Khi không còn tái sinh và tránh được tuổi già, bệnh tật và cái chết.

Tóm lại, Phật Pháp có nghĩa là chân lý, là sự thật hay quy luật tự nhiên, bản chất nguyên thủy của thế giới này, nó hoạt động theo cách của riêng nó dù có hay không một vị Phật truyền dạy.

2. Pháp là gì?

Từ Pháp có nguồn gốc từ các tôn giáo cổ xưa của Ấn Độ, được tìm thấy trong các giáo lý của đạo Hindu và Jain, cũng như Phật giáo. Ý nghĩa ban đầu của nó giống như “quy luật tự nhiên”.

Từ gốc của nó là Dham, có nghĩa là “để duy trì” hoặc “để hỗ trợ.” hay pháp là “cái gì đó” để duy trì trật tự tự nhiên của vũ trụ. Ý nghĩa này cũng là một phần của sự hiểu biết Phật giáo:

Pháp là tất cả mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta, cho dù chúng ta có thích hay không, cho dù có mong muốn hay không, hoặc có mong đợi điều đó hay không. Đột nhiên mắc bệnh, sự đổ vỡ của một mối quan hệ hay cái chết bất ngờ… tất cả đều là các biểu hiện của Pháp theo nghĩa này.

Pháp cũng được coi như một phương tiện hỗ trợ thực hành đối với những người hòa hợp với nó, liên quan đến hành vi đạo đức và sự công bình. Trong một số truyền thống của đạo Hindu, Pháp được dùng để chỉ “nghĩa vụ thiêng liêng”.

Một điều cần ghi nhớ là trong suốt thời cổ đại, từ kỷ nguyên Vệ Đà vài nghìn năm TCN, thuật ngữ Pháp đã được coi như một luật phổ quát không thay đổi, tương tự như luật trọng lực, toán học hay động lực học chất lỏng. Vì trọng lực được coi là một luật phổ quát bất kể nó được gọi bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau và Pháp cũng được coi là một luật phổ quát bất kể nó được gọi là gì trong các tôn giáo khác nhau.

Những văn bản đầu tiên về Pháp (từ kinh Vệ Đà) ngụ ý rằng, chỉ có những người hiền triết mới có thể trải nghiệm nó và cần truyền đạt lại cho tín đồ thông qua các thần chú và các hành vi khác. Sau đó, những văn bản được biết đến như Kinh Pháp (dharma sutra) đã đưa ra một khái niệm khác về Pháp: Chúng ngụ ý rằng Pháp là việc thực hiện các nghĩa vụ theo luật pháp Vệ Đà và vai trò của một người trong xã hội Vệ Đà.

Thật không may, các văn bản sau này đã không giải thích rõ ràng về Pháp, khi không đưa ra một ý nghĩa thống nhất. Hơn nữa, chúng cũng không đưa ra các bước thiết thực cho các tín đồ về cách thức thực hiện Pháp cho mình.

3. Ý nghĩa “Pháp” trong Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa

3.1. Ý nghĩa “Pháp” trong Phật giáo Nguyên Thủy

Trong các bản văn của Phật giáo Nguyên Thủy, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cho rằng, Pháp luôn luôn hiện diện dù có hay không có một vị Phật truyền dạy hay một Tăng đoàn để thực hành nó. Pháp theo nghĩa này, được xác định là nền tảng của thực tại – bản chất nguyên sơ của cuộc sống và thế giới.

Mục đích của tất cả các Phật tử là khám phá ra “bản chất thật”, không chỉ để thoáng qua nó, mà còn có thể nghỉ ngơi, xác định với nó, và quên đi bất kỳ “cái tôi” nào khác mà chúng ta có thể tưởng tượng được.

Với nhận thức như vậy, chúng ta không tách biệt với mọi thứ, không có sinh, không có diệt, không có  không có bắt đầu, không có kết thúc… Chúng ta là một phần của Pháp, chúng ta yêu thương mọi thứ là chúng ta yêu thương chúng ta, chúng ta làm hại mọi thứ là chúng ta làm hại chính mình.

Nhà sư và học giả Nguyên Thủy Walpola Rahula đã viết:

Không có thuật ngữ nào trong Phật giáo rộng hơn Pháp. Nó không chỉ bao gồm những thứ hay các trạng thái có điều kiện mà còn là Niết bàn, tuyệt đối không có điều kiện. Không có gì trong vũ trụ hay bên ngoài, tốt hay xấu, có điều kiện hoặc không có điều kiện, tương đối hoặc tuyệt đối, nằm ngoài thuật ngữ này.

Pháp là bản chất tự nhiên của vạn vật, giống như sự thật về những gì Đức Phật dạy. Trong Phật giáo Nguyên Thủy, như trong đoạn trích dẫn ở trên, đôi khi nó được sử dụng để chỉ tất cả các yếu tố của sự tồn tại này.

Theo Thanissaro từng viết rằng “Phật Pháp, ở mức độ bên ngoài đề cập đến con đường tu tập mà Đức Phật đã dạy cho những người theo Ngài.”

Phật Pháp có 3 tầng lớp ý nghĩa: Những lời dạy của Đức Phật, việc thực hành giáo lý của Ngài, và khiến nó đạt đến sự giác ngộ. Vì vậy, Pháp không chỉ là giáo lý mà đó còn là việc giảng dạy luôn đi kèm với thực hành và sự khai sáng.

Nhà sư Buddhadasa Bhikkhu vào lúc cuối đời đã dạy rằng: Từ Pháp (dhamma) có 4 nghĩa: Giáo pháp kết hợp thế giới hiện tượng như nó là; các quy luật trong tự nhiên; các nhiệm vụ được thực hiện theo quy luật tự nhiên; và kết quả của việc thực hiện các nghĩa vụ đó. Điều này phù hợp với ý nghĩa của Pháp trong Vệ Đà.

Buddhadasa cũng nói về 6 đặc tính của Pháp:

Thứ nhất, nó đã được Đức Phật giảng dạy toàn diện.

Thứ hai, tất cả mọi người đều có thể nhận ra Pháp thông qua nỗ lực của mình.

Thứ ba, nó là thứ vô tận và hiện diện ngay lập tức trong mọi thời điểm.

Thứ tư, nó có thể mở để kiểm tra và không phải được chấp nhận dựa trên đức tin.

Thứ năm, nó giúp chúng ta nhập Niết bàn.

Thứ sáu, nó chỉ được biết đến thông qua cái nhìn sâu sắc của mỗi cá nhân con người.

3.2. Ý nghĩa “Pháp” trong Phật giáo Đại Thừa:

Đạo Phật Đại Thừa thường dùng từ Pháp để chỉ cả giáo lý của Đức Phật và việc thực hiện chứng ngộ, sử dụng kết hợp cả hai ý nghĩa này cùng một lúc.

Để nói về sự hiểu biết của một người nào đó về Phật Pháp, không phải là đánh giá về việc người đó có thể thuộc lòng các giáo lý Phật giáo hay không, mà là về trạng thái giác ngộ của họ với những kiến thức giáo lý.

Các học giả Đại Thừa thời kỳ đầu đã phát triển phép nói ẩn dụ về “Ba Lần Chuyển Bánh Xe Pháp” để đề cập đến ba khám phá của giáo lý.

Theo phép ẩn dụ này, sự biến đổi đầu tiên xảy ra khi Đức Phật giảng thuyết bài pháp đầu tiên là Tứ diệu đế. Biến đổi thứ hai liên quan đến sự hoàn hảo của trí tuệ, hay Tánh không (sunyata). Thứ ba, liên quan đến sự phát triển của học thuyết Phật tính như là sự thống nhất cơ bản của sự tồn tại, lan tràn khắp nơi.

Các kinh điển Đại Thừa đôi khi cũng dùng từ Pháp có ý nghĩa như “sự biểu hiện của thực tại”. Một bản dịch theo nghĩa đen của Tâm Kinh có “Ôi, Sariputra, tất cả Pháp đều trống rỗng” (iha Sariputra Sarva Dharma sunyata). Về cơ bản, điều này nói rằng tất cả các hiện tượng (Pháp) này đều trống rỗng (sunyata) về bản chất.

Chúng ta cũng có thể bắt gặp cách sử dụng này trong kinh Pháp Hoa.

Tôi thấy Bồ tát, Người đã nhận thức được tính chất thiết yếu của tất cả các Pháp đều không có tính nhị nguyên, giống như không gian trống rỗng.

Ở đây, “tất cả các Pháp” có nghĩa là một cái gì đó giống như “tất cả hiện tượng trên toàn vũ trụ” này.

    5 / 5 ( 1 bình chọn )