Luật sư tư vấn luật dân sự miễn phí trực tuyến. Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài 19001950. Dịch vụ tư vấn luật dân sự trực tuyến uy tín hàng đầu Việt Nam.
Giáo viên gây tai nạn cho học sinh trong giờ học nhà trường có phải bồi thường? Mức bồi thường thiệt hại khi người bị hại gãy chân như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi có vấn đề sau mong đươc luật sư tư vấn giúp. Tôi là giáo viên tiểu học, vợ tôi là giáo viên mầm non đang trong lớp thì do tò mò, các em học sinh tiểu học đang trong giờ ra chơi đã vào lớp mầm non và nghịch đồ trong lớp, vợ tôi nói các em không nghe, do quá tức giận nên vợ tôi có cầm thước chạy đuổi các em ra khỏi lớp, trong lúc chạy vô tình ngã vấp vào 1 em trong do lớp do tôi chủ nhiệm, cả 2 cùng ngã và em đó bị gãy chân. Tôi và vợ tôi có đến xin lỗi gia đình và đề nghị đưa em đi khám nhưng gia đình không chấp nhận, gia đình tự bó thuốc nam cho cháu và đòi bồi thường số tiền là 7.000.000 đồng dù vợ tôi chỉ vô ý ngã lên người cháu, nếu không chấp nhận thì gia đình sẽ kiện lên phòng giáo dục và đưa ra pháp luật. Vậy tôi phải làm thế nào và mức bồi thường đó có hợp lý không? Mong quý luật sư tư vấn giúp?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi được biên tập và trả lời bởi phòng tư vấn pháp luật trực tuyến (lĩnh vực pháp
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 584, Điều 585, Điều 597, Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015.
2. Nội dung tư vấn:
+ Người phải chịu trách nhiệm bồi thường:
Theo quy định của pháp luật dân sự thì người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong 2 trường hợp:
+ Thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng
+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại.
Theo thông tin bạn cung cấp thì vợ bạn có hành vi cầm thước và chạy đuổi các em học sinh và ngã vào 1 em học sinh gây thiệt hại là gãy chân. Tuy tai nạ xảy ra do lỗi vô ý của vợ bạn nhưng đó là nguyên nhân trực tiếp gây nên thiệt hại cho em học sinh nên về nguyên tắc, vợ bạn phải có trách nhiệm bồi thường.
Tuy nhiên, vợ bạn đang là giáo viên tại trường học, và tai nạn xảy ra trong trường học mà nhà trường là chủ thể chịu trách nhiệm giám sát và bảo đảm quản lý được hoạt động của học sinh nên theo quy định tại Điều 597 Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra thì trong trường hợp của bạn, nhà trường phải bồi thường thiệt hại do vợ của bạn gây ra và nhà trường có quyền yêu cầu vợ bạn phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
+ Về mức bồi thường:
Mức bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 Bộ luật dân sự năm 2015, bao gồm:
– Chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút. Các chi phí này thể hiện qua hóa đơn thanh toán chi phí do bệnh viện cấp, đơn thuốc, chỉ dẫn bồi dưỡng sau khi ra viện của bác sĩ,..v.v.
Theo như bạn trình bày thì bên gia đình em học sinh không đồng ý cho em đi khám mà dùng thuốc nam, do đó khoản bồi thường về chi phí cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe được xác định theo giá của các loại thuốc nam đó. Nếu không xác định được thì do các bên thỏa thuận.
>>> Luật sư tư vấn về bồi thường thiệt hại do giáo viên gây ra: 1900.6568
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Trường hợp này, người bị thiệt hại có thể chưa có thu nhập thực tế do còn là học sinh tiểu học.
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại. Khoản này được thể hiện qua sổ lương,
– Khoản bồi thường tổn thất về tinh thần: Khoản này do các bên thỏa thuận nhưng không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Tuy nhiên, theo nguyên tắc bồi thường thiệt hại thì người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Trường hợp này việc vợ bạn ngã và va vào học sinh gây thiệt hại là hành vi vô ý thì bạn có thể được giảm mức bồi thường.
Việc bồi thường do các bên tự thỏa thuận, trường hợp không thỏa thuận được thì các bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu vợ bạn và gia đình em học sinh có thể thỏa thuận được về mức bồi thường. Trường hợp không thỏa thuận được mà một trong 2 bên yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ xác định nhà trường phải bồi thường cho gia đình học sinh các khoản nêu trên và vợ bạn phải hoàn trả số tiền đó cho nhà trường.