Giao kết hợp đồng bằng miệng là một trong những hình thức được pháp luật cho phép để các bên tiến hành giao dịch. Vậy, giao kết hợp đồng bằng miệng làm sao để bảo vệ quyền lợi?
Mục lục bài viết
1. Có được thực hiện giao kết hợp đồng bằng miệng:
Ngày nay, các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng với nhau hoàn toàn có thể lựa chọn nhiều hình thức để thể hiện giao dịch này. Tiến hành giao kết hợp đồng không chỉ liên quan đến lĩnh vực dân sự, mà trong thương mại hoặc lao động cũng như những giao dịch thuộc lĩnh vực khác có thể tồn tại những giao dịch này.
Đối với giao dịch dân sự quy định về hình thức lập hợp đồng văn bản: Theo quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 thì giao dịch dân sự hoàn toàn có thể được thể hiện bằng lời nói hoặc bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Ngày nay giao dịch dân sự có thể thông qua phương tiện điện tử với hình thức thông điệp dữ liệu để hoàn tất thống nhất các quan điểm ý chí về giao dịch dân sự. Đối với trường hợp có quy định những giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, tiến hành công chứng, chứng thực tại cơ quan có thẩm quyền và phải đăng ký thì cũng phải tuân theo quy định đó;
Bên cạnh đó, theo quy định thì tại Điều 24 Luật thương mại thì khi cá nhân tiến hành hợp đồng mua bán hàng hóa thì phải được thể hiện bằng lời nói, văn bản hoặc đặc biệt là bằng hành vi cụ thể, trong trường hợp các loại hợp đồng mua bán hàng hóa và pháp luật quy định bắt buộc phải tiến hành lập văn bản thì cá nhân sẽ phải tuân thủ theo quy định này;
Liên quan đến lĩnh vực lao động thì hình thức
Với các quy định nêu trên thì giao kết hợp đồng bằng miệng là một trong những hình thức được phép thực hiện, cụ thể là liên quan đến lĩnh vực dân sự, thương mại và lao động. Nhưng hình thức này cũng sẽ chỉ được sử dụng trong một số trường hợp nhất định, không bắt buộc phải tiến thành lập bằng văn bản. Tác giả bài viết vẫn luôn khuyến khích người dân khi tiến hành xác lập các giao kết hợp đồng thì cần lập bằng văn bản; còn trong trường hợp nếu vẫn mong muốn tiến hành giao kết hợp đồng bằng miệng thì cần có một số lưu ý để tiến hành bảo vệ quyền lợi của mình. Nội dung này sẽ được trình bày tại mục 2 của bài viết.
2. Giao kết hợp đồng bằng miệng làm sao để bảo vệ quyền lợi?
Khi giao kết hợp đồng bằng miệng để bảo đảm bảo vệ quyền lợi của mình thì cá nhân nên lưu ý một số các nội dung như sau:
– Thứ nhất, phải kể đến nội dung của việc giao kết thỏa thuận phải được thể hiện một cách đầy đủ rõ ràng: Mặc dù không được lập thành văn bản tuy nhiên khi tiến hành giao kết hợp đồng bằng miệng thì hai bên cũng nên thỏa thuận rõ với nhau về các trường hợp có thể xảy ra, liên quan đến mức bồi thường thiệt hại nếu diễn ra trên thực tế và một số trường hợp có thể xảy ra cũng như hướng giải quyết giữa các bên, nội dung về quyền nghĩa vụ của các bên cũng phải được thể hiện một cách đầy đủ;
– Thứ hai, các bên tiến hành giao kết hợp đồng bằng miệng với nhau thông thường có sự tin tưởng với nhau tuy nhiên để tránh trường hợp xảy ra những xung đột sau này thì việc ghi âm, quay phim và có người làm chứng thỏa thuận nội dung cũng rất cần thiết. Bởi vì trên thực tế việc thực hiện hợp đồng thuận lợi các bên hoàn thành hết được các nghĩa vụ thì không có vấn đề gì phải lo lắng nhưng nếu xảy ra tranh chấp thì đoạn phim, đoạn ghi phim hai người làm chứng sẽ có giá trị quan trọng trong việc chứng minh được quyền lợi của mình đang bị xâm phạm và có cơ sở để khởi kiện ra tòa án để đòi lại quyền lợi;
– Bên cạnh đó, cá nhân hoàn toàn có thể tiến hành giữ lại các hóa đơn hoặc những giấy tờ có liên quan đến giao dịch hợp đồng. Hiện nay, giá trị của những chứng cứ như ghi âm, ghi hình hoặc các giấy tờ trong giao dịch thư từ, email, biên bản giao nhận hàng, biên bản giao nhận tiền cũng có giá trị pháp lý tương đương khi cá nhân tiến hành khởi kiện đòi quyền lợi của mình. Thông thường việc giữ lại các hóa đơn các giấy tờ có liên quan diễn ra đối với việc trao đổi mua bán hàng hóa cá nhân nên yêu cầu bên bán cung cấp hóa đơn hoặc những giấy tờ liên quan đến sản phẩm, dịch vụ cung cấp và giữ thật cẩn thận loại hóa đơn giấy tờ này.
3. Hợp đồng giao kết bằng lời nói thường xuất hiện những rủi ro gì?
Hợp đồng bằng miệng chứa đựng những ưu điểm nhất định khi ký kết bởi sự nhanh chóng; bên cạnh đó hợp đồng bằng miệng vẫn tiềm ẩn những rủi ro có thể xảy ra tranh chấp xung đột. Có thể thấy, nội dung giao dịch đối với hợp đồng bằng miệng không thể đầy đủ và chi tiết được như bằng văn bản. Thông thường khi tiến hành giao kết hợp đồng bằng miệng thì không có sự đầy đủ, toàn vẹn về nội dung, cá nhân cũng không có thời gian chuẩn bị cho việc tuần trước để thống nhất những tình huống có thể phát sinh.
Cá nhân khi yêu cầu giải quyết tranh chấp bởi một cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan này rất khó để xác định được chính xác nội dung hợp đồng. Trong khi nội dung hợp đồng chính là một trong những cơ sở quan trọng để một bên thứ ba đứng ra giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Khi các bên tiến hành cung cấp các thông tin tại Tòa án thì những nội dung này đều chỉ mang tính chủ quan, nói những điều có lợi cho mình và nội dung cốt lõi của hợp đồng này là lời nói của mỗi bên, không có một hình thức giao kết thể hiện rõ được nội dung dẫn đến khó khăn trong việc Tòa án giải quyết tranh chấp cũng như xác định được nội dung chính xác của hợp đồng;
– Chứng cứ, chứng minh đối với quyền lợi của mình khi bị xâm phạm cũng khó khăn:
Cá nhân tiến hành nhờ bên Tòa án đứng ra giải quyết tranh chấp thì việc đưa ra chứng cứ chứng minh là một trong những yếu tố bắt buộc phải thực hiện để chứng minh quyền lợi của mình đang bị xâm phạm và có cơ sở yêu cầu bên kia bồi thường. Nhưng trong trường hợp giao kết hợp đồng bằng miệng thì cá nhân không thể nào chủ động thu thập hoặc giao nộp chứng cứ được tại vì nếu không lưu giữ bất kỳ một cơ sở nào chỉ nói miệng với nhau thì rất khó để xem xét. Bên cạnh đó, những chứng cứ bằng lời nói có giá trị chứng minh rất thấp nên việc phá án tiếp nhận những vụ việc giải quyết tranh chấp về hợp đồng giao kết bằng miệng rất khó để thực hiện được 1 cách công bằng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Văn bản hợp nhất 17/VBHN-VPQH năm 2019 Luật Thương mại.