Giao dịch dân sự là hình thức phổ biến và xảy ra nhiều nhất trong đời sống. Giao dịch dân sự tồn tại dưới các dạng hình thức như bằng lời nói, hành vi cụ thể… Tuy nhiên, không phải mọi giao dịch dân sự đều có giá trị pháp lý như nhau, nhiều giao dịch bị tuyên bố vô hiệu một phần hay toàn bộ.
Mục lục bài viết
1. Giao dịch dân sự vô hiệu là gì?
– Theo quy định pháp luật, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
– Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương, xảy ra giữa một bên hay nhiều bên làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng giao dịch mà có thể làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự.
– Giao dịch được xem là đúng theo quy định pháp luật khi có đủ các điều kiện sau: chủ thể, nội dung, và mục đích. Về hình thức, trong trường hợp pháp luật có quy định, hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu được hiểu là một sự kiện pháp lý, hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương nhưng không có hiệu lực pháp luật và không phát sinh các quyền và những nghĩa vụ liên quan hoặc chỉ có hiệu lực pháp lý một phần.
Ví dụ về giao dịch dân sự vô hiệu
– Anh A và chị H có tài sản chung là mảnh đất tại phường 1, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, ngày 23/5/2020 anh A đi nhậu cùng bạn là anh B, trong lúc say, anh A có hứa với anh B là sẽ bán mảnh đất tại phường 1 cho anh B với giá hữu nghị rẻ hơn giá thị trường. Ở đây giao dịch dân sự giữa anh A và anh B được xem là giao dịch dân sự vô hiệu do không đáp ứng được điều kiện về chủ thể ( A không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình ).
2. Các trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu:
Tùy theo tính chất mà giao dịch dân sự được chia vào làm hai nhóm chính: nhóm giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và nhóm giao dịch dân sự tương đối
Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối: đây là loại giao dịch được xem là mặc nhiên bị vô hiệu và không được pháp luật bảo vệ
Một, giao dịch dân sự do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
– Theo quy định pháp luật, giao dịch dân sự mà có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu
+ Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể đó thực hiện những hành vi nhất định
+ Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng
– Ví dụ: Ngày 20/5/2020 A kí hợp đồng với B với nội dung là mua 100kg thuốc nổ. Thời gian giao hàng là ngày 02/06/2020. Công ty A đã đặt cọc cho công ty B trước số tiền là 300tr đồng. Tuy nhiên hợp đồng giao dịch dân sự này vô hiệu do đã vi phạm điều cấm của pháp luật quy định ( điểm a khoản 3 điều 305
Hai, giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
– Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.
– Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.
– Ví dụ: A kí hợp đồng tặng cho tài sản là căn nhà của A với B. Nhưng thực chất là A nhờ B đứng tên hộ với mục đích là thế chấp căn nhà của A. Trong trường hơp này giao dịch của A và B được xem là giao dịch dân sự vô hiệu.
Ba, giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.
– Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ những trường hợp sau:
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
+ Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên,
– Ví dụ: A kí
Thứ hai, giao dịch dân sự vô hiệu tương đối: không được xem là mặc nhiên là bị vô hiệu mà chỉ trở nên vô hiệu khi có những yếu tố nhất định như: có đơn yêu cầu của người có quyền và lợi ích liên quan; theo quyết định của Tòa án.
Một, giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
– Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 125 của Bộ luật dân sự quy định đối với các trường hợp giao dịch dân sự không bị vô hiệu, cụ thể:
+ Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;
+ Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;
+ Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.
Hai, giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn
– Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 126
– Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.
Ba, giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
– Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.
– Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.
– Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì người có quyền có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Bốn, giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi
Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.
Như vậy, hiện nay theo quy định của pháp luật thì các trường hợp dễ dẫn đến giao dịch dân sự bị vô hiệu khá đa dạng. Chính vì vậy mà các chủ thể tham gia các giao dịch nên lưu ý để có thể hạn chế được những hậu quả do giao dịch dân sự vô hiệu gây ra từ đó ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.
3. Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu:
Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu có thể rất nghiêm trọng, cụ thể sẽ bao gồm một số hậu quả cơ bản như sau:
– Thứ nhất, giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể tử thời điểm giao dịch được xác lập. Tức là các bên tham gia giao dịch dân sự vô hiệu không phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã giao kết trước đó trong hợp đồng.
– Thứ hai, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp một bên không thể hòa trả bằng hiện vật được thì trị giá thành tiền để hoàn trả. Tức là các bên đã nhận những gì của nhau thì lúc này phải trả lại đúng với những gì đã nhận, trường hợp đã sử dụng, đã bán cho người khác và không thể hoàn lại được thì có thể quy đổi ra tiền.
– Thứ ba, bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức đó. Tức là người tham gia giao dịch trên không biết đối tượng hoặc tài sản tham gia giao dịch trên không được thực hiện hoạt động ký kết, giao dịch hợp đồng do đó những hoa lợi lợi tức thu được tài sản này sẽ không có trách nhiệm phải hoàn lại.
– Thứ tư, bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Như vậy, hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu có thể dẫn đến nhiều hậu quả khác nhau. Lúc ngày bắt buộc các chủ thể tham gia giao dịch phải thực hiện các quy định nếu rơi vào trường hợp này. Những quy định này nhằm đảm bảo lợi ích của chủ sở hữu tài sản đối với trường hợp bị các đối tượng lợi dụng hoặc những người không có quyền lợi đi giao dịch dân sự để trục lợi cho bản thân.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: