Theo quy định của pháp luật, khi tham gia lao động tại doanh nghiệp thì có ba loại bảo hiểm mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia đó chính là bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế. Vậy Giám đốc của công ty không đóng bảo hiểm có được không?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc công ty không đóng bảo hiểm có được không?
1.1. Đối với bảo hiểm xã hội:
Khoản 1 Điều 2
– Người làm việc theo
+ Hợp đồng lao động không xác định về thời hạn,
+ Hợp đồng lao động có xác định thời hạn,
+ Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc là theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;
– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng cho đến dưới 03 tháng;
– Các cán bộ, công chức, viên chức;
– Các công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
– Các Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân;
– Các sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân;
– Những người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
– Các Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân;
– Các hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn;
– Các học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đã được quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã mà có hưởng tiền lương;
– Những người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Theo quy định trên, người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương là một trong các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mà theo quy định tại khoản 24 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất về
Như vậy, theo các quy định trên thì có thể khẳng định được rằng Giám đốc công ty có hưởng tiền lương là đối tượng buộc phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, chỉ những giám đốc công ty không hưởng tiền lương mới là đối tượng không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (như chủ doanh nghiệp tư nhân trực tiếp làm Giám đốc mà không có phát sinh hợp đồng lao động giữa chính mình và doanh nghiệp cũng như là không nhận tiền công, tiền lương từ việc quản lý điều hành doanh nghiệp, mà sẽ chỉ hưởng lợi nhuận từ kinh doanh của doanh nghiệp).
1.2. Đối với bảo hiểm thất nghiệp:
Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi mà có làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
– Hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc là hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc là theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Ở trong trường hợp người lao động giao kết và cũng đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định trên thì khi đó người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên sẽ phải có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Theo quy định trên thì cũng như đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc, nếu như giám đốc công ty có ký hợp đồng lao động, có hưởng tiền lương thì sẽ thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Còn nếu như giám đốc công ty không ký hợp đồng lao động, không hưởng tiền lương thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
1.3. Bảo hiểm y tế:
Khoản 1 Điều 12 Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất về Luật Bảo hiểm y tế quy định đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
– Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn mà từ đủ 3 tháng trở lên; những người lao động là người quản lý doanh nghiệp mà hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo các quy định của pháp luật.
Theo quy định trên, người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương là một trong các đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế và thuộc nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Như vậy, cũng như là đối với bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, giám đốc công ty phải đóng bảo hiểm y tế nếu như giám đốc là người có ký hợp đồng lao động, có hưởng tiền lương, nếu giám đốc không ký hợp đồng, không hưởng tiền lương mà chỉ hưởng lợi nhuận từ kinh doanh của doanh nghiệp thì sẽ không phải tham gia bảo hiểm y tế.
2. Phạt hành chính khi Giám đốc công ty không đóng bảo hiểm:
Như đã phân tích ở mục trên, Giám đốc công ty không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế chỉ khi là giám đốc công ty không ký hợp đồng lao động, không hưởng tiền lương. Còn nếu như là giám đốc có ký hợp đồng, có hưởng tiền lương thì buộc phải tham gia các loại bảo hiểm vừa nêu, nếu không tham gia thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
– Đối với doanh nghiệp:
+ Cá nhân: Phạt tiền từ 18% đến 20% của tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với chính người sử dụng lao động là cá nhân không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ những người lao động của mình thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
+ Tổ chức: Phạt tiền từ 36% đến 40% của tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp ngay tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 150.000.000 đồng đối với chính người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ những người lao động của mình thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Đối với người lao động (giám đốc có ký hợp đồng lao động): Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động (giám đốc có ký hợp đồng lao động) có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không thực hiện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Luật Việc làm 2013.
– Văn bản hợp nhất 28/VBHN-VPQH năm 2020 do Văn phòng Quốc hội ban hành hợp nhất Luật Bảo hiểm y tế.
– Nghị định 12/2022/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH, NLĐ Việt Nam ở nước ngoài theo hợp đồng.
THAM KHẢO THÊM: