Giám đốc công ty cổ phần có được đồng thời làm chủ tịch hội đồng quản trị của cùng công ty hay không? Giám đốc có được đồng thời làm chủ tịch HĐQT công ty cổ phần không?
Hiện nay, các quy định của pháp luật về công ty cổ phần được thực hiện rất nghiêm túc. Quy định pháp luật cũng rất rõ ràng tại các quy định pháp lý. Bên cạnh đó vẫn còn tồn đọng rất nhiều quy định chưa được giải đáp cụ thể. Việc giám đốc công ty cổ phần có được kiêm chủ tịch hội đồng quản trị hay không? Đây cũng là một vấn đề chưa có bất kì quy định cụ thể nào để giải đáp. Bài viết dưới đây của Luật Dương gia sẽ giúp cho bạn đọc có thêm những thông tin cụ thể để giải đáp về vấn đề này.
Mục lục bài viết
1. Quy định về công ty cổ phần
Như chúng ta đã biết,Công ty cổ phần là loại hình thức công ty mà trong đó vốn đều lệ được chia thành những phần bằng nhau, nhỏ nhất gọi là cổ phần; các thành phần của công ty hay còn gọi là cổ đông có thể sở hữu một hoặc nhiều cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Công ty có quyền phát hành cổ phần rộng rãi trong công chúng để huy động vốn.
Hình thức công ty cổ phần ở Việt Nam lần đầu tiên được quy định trong Luật công ty năm 1990. Đến
2. Đặc điểm của công ty cổ phần
Công ty cổ phần có những đặc điểm đặc trưng sau:
+Công ty có tư cách pháp nhân, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi giá trị tài sản của công ty
+Vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông và có thể phát hành cổ phần ưu đãi các loại như cổ phần ưu đãi cổ tức ,cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi biểu quyết , cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định.Cổ phần được chuyển nhượng tự do, trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được chuyển nhượng. Trong 3 năm đầu, kể từ ngày công ty được đăng ký kinh doanh, cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài nếu được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông
+ Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân với số lượng tối thiểu là 3 và không hạn chế số lượng tối đa
+ Công ty được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn trong công chúng
Như vậy, chúng ta có thể thấy công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp có tính tổ chức cao, hoàn thiện về vốn, có khả năng hy động nguồn vốn lớn và sự dịch chuyển vốn rất linh hoạt giữa các nhà đầu tư, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trên quy mô lớn.
3. Quy định về chức danh giám đốc công ty cổ phần
Như chúng ta đã biết và được quy định tại Luật Doanh nghiệp thì chức danh giám đốc của công ty cổ phần sẽ được hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họăc hoặc thuê người khác làm Giám đốc
Giám đốc của công ty là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp và sẽ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị;
Ngoài ra, giám đốc của công ty cổ phần còn phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị của công ty và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trong nhiệm kỳ đó.
Nhiệm kỳ của Giám đốc của công ty theo quy định Luật Doanh nghiệp sẽ không quá 05 năm;
Giám đốc của công ty có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
Tiêu chuẩn và điều kiện của Giám đốc được thực hiện áp dụng theo quy định tại Điều 65 của Luật doanh nghiệp 2014năm 2014
4. Quy định pháp luật về chức danh chủ tịch hội đồng quản trị
Theo quy định Khoản 1, Điều 152,Luật doanh nghiệp 2014 thì chủ tịch hội đồng quản trị là:
Là thành viên hội đồng quản trị
Là người đứng đầu, đại diện cho hội đồng quản trị – các cơ quan cao nhất trong công ty.
Được bầu làm Chủ tịch hội đồng quản trị trong cuộc họp đầu tiên của nhiệm kì Hội đồng quản trị
Có thể kiêm nhiệm chức vị giám đốc hoặc tổng giám đốc trừ trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 152 L uật doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty quy định.
Như vậy, chúng ta có thể thấy chủ tịch hội đồng quản trị là người đại diện cho cơ quan cao nhất trong công ty Hội đồng quản trị. Vậy chủ tịch hội đồng quản trị là người nắm giữa quyền hành cao nhất trong hội đồng quản trị, người điều hành hoạt động của hội đồng cổ đông, cùng với các thành viên trong hội đồng kịp thời ra các quyết định thuộc thẩm quyền để vận hành công ty, giải quyết các vấn đề.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của giám đốc
Trong công ty cổ phần, giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn cụ thể như sau:
Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
Tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong doanh nghiệp, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị
Quyết định tiền lương và quyền lợi khác đối với người lao động trong công ty kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc
Tuyển dụng lao động;
Kiến nghị phương án trả cổ tứ/ xử lý lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết của Hội đồng quản trị.
Giám đốc của công ty phải điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty,
Trường hợp điều hành trái với quy định này mà gây thiệt hại cho công ty thì Giám đốc phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và phải bồi thường thiệt hại cho công ty.
6. Chức năng và quyền hạn của chủ tịch hội đồng quản trị
Theo quy định Khoản 3, Điều 152, Luật doanh nghiệp 2014 chủ tịch hội đồng quản trị có các quyền hạn sau:
Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Qua các quy định trong Luật doanh nghiệp 2014 nêu trên và quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chức danh giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị ta có thể thấy. Hiện nay, chưa có quy định pháp lý nào không cho phép giám đốc của công ty cổ phần không được đảm nhiệm chức vụ chủ tịch hội đồng quản trị. Do đó, trong trường hợp bị khuyết hay thiếu chức danh chủ tịch hội đồng quản trị thì Giám đốc hoàn toàn có thể đảm nhiệm chức danh đó.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư của công ty Luật Dương gia, em có một vấn đề thắc mắc mong nhận được sự giúp đỡ của Luật Dương gia như sau. Em muốn tư vấn về việc anh trai em là giám đốc của CTCP Việt Tuấn, nay công ty có trống chức chủ tịch hội đồng quản trị, anh trai em muốn ứng cử lên làm chủ tịch hội đồng quản trị của chính công ty này thì có được không? Có điều kiện gì không? Mong luật sư tư vấn giúp em!
Luật sư tư vấn:
Điều 152 Luật doanh nghiệp 2014 quy định về chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần như sau:
“1. Hội đồng quản trị bầu một thành viên của Hội đồng quản trị làm Chủ tịch. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
2. Công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết thì Chủ tịch Hội đồng quản trị không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
3. Chủ tịch Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Lập chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
b) Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cuộc họp; triệu tập và chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
c) Tổ chức việc thông qua nghị quyết của Hội đồng quản trị;
d) Giám sát quá trình tổ chức thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản trị;
đ) Chủ tọa cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, cuộc họp Hội đồng quản trị;
e) Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.…”
Về tiêu chuẩn và điều kiện của thành viên hội đồng quản trị, pháp luật quy định cụ thể tại Khoản 1Điều 151 Luật doanh nghiệp 2014:
“1.Thành viên Hội đồng quản trị phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 của Luật này;
b) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh của công ty và không nhất thiết phải là cổ đông của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.
c) Thành viên Hội đồng quản trị công ty có thể đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị của công ty khác.
d) Đối với công ty con mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ thì thành viên Hội đồng quản trị không được là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Giám đốc, Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty; không được là người có liên quan của người quản lý, người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty mẹ.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, qua các quy định nêu trên ta có thể đưa ra kết luận:
Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty trừ trường hợp công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết và Điều lệ công ty, pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.
Do đó, theo quy định này, anh trai của bạn có thể kiêm hai chức danh: giám đốc và chủ tịch hội đồng quản trị của công ty nếu công ty của anh bạn không phải là công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; Điều lệ công ty và pháp luật về chứng khoán không có quy định khác.