Giám đốc cho thôi việc vì lý do có thai và nghỉ đẻ đúng hay sai? Có được chấm dứt hợp đồng lao động khi lao động nữ nghỉ thai sản không?
Sau khi nghỉ thai sản 6 tháng, người lao động nữ quay lại làm việc thì nhận được quyết định cho thôi việc của Giám đốc với lý do nghỉ thai sản. Vậy quyết định của Giám đốc đưa ra như vậy có đúng pháp luật không khi công ty vẫn đang hoạt động.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 “Bộ luật lao động 2019”:
"3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động."
Như vậy, quyết định cho thôi việc của Giám đốc công ty là trái với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, người lao động có thể nhờ sự can thiệp của tổ chức Công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Vai trò của tổ chức công đoàn được quy định tại khoản 1 Điều 188 “Bộ luật lao động 2019”:
"1. Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng,
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả thì bạn có thể làm đơn khởi kiện người sử dụng lao động ra Tòa án nhân dân huyện tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động để Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình và theo quy định khoản 1, điều 201 Bộ Luật Lao động 2012 thì tranh chấp trong trường hợp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải:
"1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:
a) Về xử lý kỷ
b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Hoặc bạn có thể ủy quyền cho Công đoàn khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho mình vì theo quy định tại khoản 8, Điều 10 Luật Công Đoàn 2012 quy định về quyền và trách nhiệm của Công đoàn
"8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền".
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Lao động nữ mang thai có được đơn phương chấm dứt hợp đồng không?
– Xử lý kỷ luật sa thải đối với lao động nữ đang mang thai
– Đơn phương chấm dứt hợp đồng với lao động nữ mang thai do không hoàn thành công việc
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật lao động miễn phí qua điện thoại