Chiếm đoạt tài sản của công ty là một trong những hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp, cũng là thuật ngữ nói chung, chứa đựng nhiều loại tội phạm mà cá nhân có thể thực hiện, không phân biệt vị trí, chức danh. Vậy, Giám đốc chiếm đoạt tiền công ty xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Giám đốc chiếm đoạt tiền công ty xử lý như thế nào?
Giám đốc điều hành (CEO) với cương vị là một vị trí quản lý cấp cao và là người có quyền lực và tầm ảnh hưởng nhất định trong công ty. Cá nhân này có trách nhiệm chính trong việc đưa ra các quyết định quan trọng của công ty, quản lý hoạt động tổng thể và nguồn lực của công ty, đồng thời cũng đóng vai trò là đầu mối giao tiếp giữa ban giám đốc và các hoạt động của công ty. Chính vì được giữ chức danh có vai trò quan trọng như vậy nên hoàn toàn có khả năng diễn ra việc cá nhân này lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, có thể kể đến hành vi chiếm đoạt tiền công ty.
Hiện nay, hành vi chiếm đoạt tài sản công ty có thể bị truy cứu hình sự, tùy thuộc vào tính chất, mức độ hành vi vi phạm. Thông thường sẽ liên quan đến hai tội chủ yếu, đó là: tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (BLHS); hoặc tội Tham ô tài sản quy định tại Điều 353 BLHS. Việc xác định chính xác hành vi vi phạm của cá nhân cần có sự phân biệt chính xác, tìm được bản chất của tội Tham ô tài sản và tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Có thể hiểu, chủ thể của tội Tham ô tài sản phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức Nhà nước hoặc trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước; người phạm tội có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
Còn đối với chủ thể của tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ có phạm vi rộng hơn, đó là: chỉ cần đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo BLHS; người phạm tội chiếm đoạt được tài sản một cách hợp pháp thông qua hình thức hợp đồng như vay, mượn, thuê; và hành vi chiếm đoạt tài sản sẽ xuất hiện sau khi có được tài sản, người phạm tội có thể bỏ trốn, không trả lại tài sản đó mà dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả; hoặc đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này. Với quy định trên thì tội tham ô tài sản được áp dụng để xử lý đối với những người có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân.
Vấn đề đặt ra, người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp tư nhân được hiểu như thế nào?
– Theo quy định tại Điều 352 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người có chức vụ là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, cá nhân được hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ;
Như vậy, trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân thì Người có chức vụ có thể là người do hợp đồng hoặc là do một hình thức khác mà được giao nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong việc quản lý tài sản của doanh nghiệp, tổ chức.
+ ‘Do hợp đồng’ là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những người làm việc dựa trên
+ Còn ‘Do một hình thức khác’ đã được hướng dẫn áp dụng theo quy định tại Khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 trong quá trình xét xử tội phạm tham nhũng và tội phạm khác về chức vụ. Hiện nay thuật ngữ này được hiểu là những người được giao thực hiện nhiệm vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Được giao nhiệm vụ này có thể là do tính chất công việc, do được cấp trên giao cho hoặc có quyết định phân công nhiệm vụ.
Theo các nội dung đã trình bày thì người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức tư nhân chỉ có thể trở thành chủ thể của Tội tham ô tài sản khi hành vi phạm tội của họ được thực hiện trong khi thi hành nhiệm vụ hoặc công vụ, tài sản mà họ chiếm đoạt phải là tài sản mà họ có trách nhiệm quản lý. Nếu họ thực hiện hành vi phạm tội ngoài phạm vi này thì không thuộc trường hợp phạm Tội tham ô tài sản mà có thể phạm vào tội khác cũng nằm trong nhóm tội chiếm đoạt tài sản.
Người có chức vụ nhất thiết phải là người trực tiếp thực hiện tội phạm, các cá nhân khác có thực hiện một số hoạt động như tổ chức, xúi giục, giúp sức thì sẽ xem xét đến vấn đề là đồng phạm.
2. Phân tích yếu tố cấu thành hành vi vi phạm của Giám đốc khi chiếm đoạt tiền của công ty:
2.1. Dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:
– Về chủ thể của tội phạm lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản: Cá nhân vi phạm phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và độ tuổi phải đạt là từ 16 tuổi trở lên.
– Về khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nằm trong loại tội phạm xâm phạm đến quyền sở hữu nên cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác. Tuy nhiên, tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản sẽ không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu, điều này là điểm khác biệt với những tội về Cướp tài sản, tội Cướp giật tài sản,..
– Liên quan đến mặt chủ quan của tội phạm:
Khi xem xét đến mặt chủ quan thì cá nhân có thẩm quyền phải xác định được yếu tố lỗi trong khi thực hiện hành vi. Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng được thực hiện do cố ý (cố ý trực tiếp). Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Trong tội này thì mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
– Về mặt khách quan của tội phạm:
Hành vi lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Nếu hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức mà giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên;
+ Ngoài ra, còn phải kể đến trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác, như: tội Cướp tài sản, tội Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội Cưỡng đoạt tài sản, tội Cướp giật tài sản, tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội Trộm cắp tài sản, tội Sử dụng mạng máy tính, mạng Viễn thông, phương tiện Điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm cũng sẽ bị truy cứu hình sự về tội lạm dung tín nhiệm chiếm đoạt tài sản;
+ Trong quá trình điều tra mà nhận thấy tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại và gia đình họ.
2.2. Hành vi chiếm đoạt tài sản công ty cấu thành tội tham ô tài sản:
– Chủ thể của hành vi phạm tội: Chủ thể của tội tham ô chiếm đoạt tài sản là người có chức vụ, quyền hạn, đồng thời phải là người có trách nhiệm quản lý đối với tài sản chiếm đoạt.
– Khách thể của tội phạm Tội tham ô tài sản trực tiếp xâm hại hai quan hệ xã hội, đó là: Xâm phạm sự hoạt động đúng đắn của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội; Xâm phạm quan hệ sở hữu.
– Mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi cố ý;
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Thủ đoạn phạm tội: Người phạm tội sử dụng quyền hạn được giao như một phương tiện phạm tội để biến tài sản công ty thành tài sản của mình;
+ Hành vi khách quan của tội phạm: Là hành vi chiếm đoạt tài sản, được thực hiện một cách công khai hoặc bí mật. Thông thường, để che dấu hành vi chiếm đoạt, kẻ phạm tội thường có hành vi sửa chữa sổ sách, chứng từ, lập chứng từ giả, tiêu hủy hóa đơn, chứng từ,…
Đối tượng tác động của tội phạm phải thỏa mãn hai điều kiện, đó là: Tài sản bị chiếm đoạt phải là tài sản mà người phạm tội có trách nhiệm quản lý khi người phạm tội có quyền chiếm hữu hợp pháp với tài sản; Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên. Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2.000.000 đồng phải thỏa mãn một trong hai điều kiện: Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm; Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục I Chương về các tội tham nhũng, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017
THAM KHẢO THÊM: