Trong các giai đoạn tố tụng thì mỗi một giai đoạn đều rất quan trọng, trải qua nhiều thủ tục, công việc mới có thể đưa kết luận cũng như xét xử. Trong đó, giám định lại được thực hiện khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Cùng tìm hiểu quy định về giám định lại.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm giám định lại:
Theo quy định pháp luật, giám định là việc nghiên cứu các vật chứng, chứng từ, tử thi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm thể chất của người có ý nghĩa đối với vụ án, do người có hiểu biết chuyên môn tiến hành theo yêu cầu của cơ quan điều tra hoặc đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội bằng quyết định trưng cầu giám định.
Khái niệm giám định lại. Giám định lại được thực hiện khi nào
Giám định lại được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 29 Luật giám định tư pháp 2020, cụ thể, giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác.
Điều 211 Bộ luật tố tụng cũng nêu rõ, giám định lại do cơ quan trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết định việc trưng cầu giám định lại.
Ngoài ra, việc giám định lại phải do người giám định khác thực hiện.
Tuy nhiên, trong trường hợp đặc biệt, khi có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác, hoạt động giám định lại sẽ do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Như vậy giám định lại được hiểu rằng là hoạt động thực hiện việc giám định lại khi kết luận giám định lần đầu có căn cứ cho rằng không chính xác. Việc thực hiện giám định sẽ do cơ quan trưng cầu giám định thực hiện hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng.
Ý nghĩa của việc giám định lại
Kết luận giám định có vai trò và nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa đối với việc thu thập, xác lập chứng cứ, củng cố chứng cứ, kiểm tra chứng cứ. Khi một kết luận giám định sai có thể dẫn đến những trường hợp không mong muốn như oan sai, bỏ lọt tội phạm. Từ tính chất quan trọng của kết luận giám định, pháp luật Việt Nam xây dựng điều luật quy định việc giám định lại khi có nghi ngờ về kết luận giám định lần đầu không chính xác.
Giám định lại tên tiếng anh là re-examination.
Re-expertise means an expertise activity conducted according to a solicitation decision of a criminal procedure-conducting agency on an already-examined matter when there are prior expertise results or there is a conflict in the expertising conclusions.
2. Quy định về giám định bổ sung, giám định lại:
Thứ nhất, quy định về giám định bổ sung trong vụ án hình sự
Một, quy định về giám định bổ sung
Tại khoản 1 Điều 210
Ví dụ: Trong vụ án tham nhũng, do có nghi ngờ về định giá giá trị tài sản. Cơ quan tố tụng có quyền tự mình thực hiện giám định lại để xác định giá trị tài sản, từ đó xác định được mức độ phạm tội và tội danh cho tội phạm. Kết luận giám định phải đúng sự thật, chính xác.
Hai, về thẩm quyền giám định bổ sung. Việc giám định bổ sung có thể là do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Tuy nhiên, ở đây, luật không quy định rõ việc quy định thẩm quyền cụ thể của giám định bổ sung, nên tùy thuộc vào cơ quan trưng cầu giám định, mà thẩm quyền có thể thuộc về cơ quan đó.
Ngoài ra, người trưng cầu giám định có thể tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải
Ba, về hiệu lực của kết luận giám định lần đầu, trong trường hợp có giám định bổ sung thì kết luận giám định lần đầu sẽ không bị vô hiệu, mà chỉ có những kết luận mang tính chất bổ sung thêm cho nội dung giám định ban đầu được chính xác hơn.
Thứ hai, quy định về giám định lại trong vụ án hình sự
Một, khi nào thì thực hiện giám định lại trong vụ án hình sự
Việc giám định lại được thực hiện khi có một trong những căn cứ khi có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác. Cơ quan trưng cầu giám định tự mình thực hiện hoặc theo đề nghị của người tham gia tố tụng quyết dịnh.
Giám định lại có thể tiến hành lần thứ hai khi có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định. Việc giám định lần hai do người trưng cầu giám định quyết định và phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Hai, cơ quan nào có thẩm quyền tiến hành giám định. Cơ quan tiến hành giám định phải do tổ chức, cá nhân giám định khác thực hiện, do tính chất lý giải, kết luận giám định sai có thể dẫn đến oan, sai hoặc bỏ lọt tội phạm, nên việc giám định lại phải để cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành giám định nhằm thể hiện kết quả giám định một cách khách quan, chính xác.
Về hiệu lực của kết luận giám định lần đầu. Kết luận giám định lần đầu sẽ bị vô hiệu nếu có giám định lại.
3. Hồ sơ giám định tư pháp:
Một, hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập, và được lập theo mẫu thống nhất do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm quy định chi tiết về mẫu, thành phần hồ sơ từng loại việc giám định và chế độ lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
Hai, hồ sơ giám định tư pháp bao gồm:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có)
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định
- Bản ảnh giám định (nếu có)
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có)
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có)
- Kết luận giám định tư pháp.
Ba, về trách nhiệm, tổ chức được trưng cầu, thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu trữ hồ sơ giám định tư pháp do người giám định thuộc tổ chức mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình. Bên cạnh đó, người thực hiện giám định cũng có trách nhiệm bàn giao hồ sơ giám định tư pháp cho cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp theo quy định của pháp luật về lưu trữ và quy định của bộ, ngành, cơ quan mình
Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng giải quyết vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hồ sơ giám định tư pháp phải đươc xuất trình.
Bốn, về chi phí giám định tư pháp, người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp. Kinh phí thanh toán chi phí giám định tư pháp mà cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm chi trả được bảo đảm từ ngân sách nhà nước theo dự toán hằng năm của cơ quan đó để thực hiện nhiệm vụ giám định tư pháp.
Năm, về nơi tiến hành giám đinh, việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định. Những người có thể tham dự giám định bao gồm Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, hoặc người yêu cầu giám định, tuy nhiên phải báo trước cho người giám định biết. Việc giám định sẽ do cá nhân hoặc tập thể thực hiện
4. Yêu cầu giám định và thời hạn giám định:
Một, về yêu cầu giám định
- Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
- Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì
thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
Trong văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có đủ các nội dung sau:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Nộidung yêu cầu giám định;
- Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
- Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Hai, về thời hạn giám định
Đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, thời hạn giám định được quy định như sau:
- Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của
Bộ luật tố tụng hình sự 2015 . - Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
- Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Đối với trường hợp khác, thời hạn giám định được thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định
Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Thời hạn giám định quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
5. Kết luận giám định tư pháp:
Về nội dung giám định, kết luận giám định phải ghi rõ kết quả giám định đối với những nội dung đã được trưng cầu, yêu cầu và những nội dung khác theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định, tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định phải gửi kết luận giám định cho cơ quan đã trưng cầu, người yêu cầu giám định. Và phải gửi kết luận giám định cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Kết luận giám định phải bằng văn bản, gồm các nội dung:
- Họ, tên người giám định tư pháp; tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
- Tên cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, họ, tên người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp. Nội dung yêu cầu giám định. Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận rõ ràng, cụ thể về nội dung chuyên môn của đối tượng cần giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
Trường hợp có thắc mắc về kết luận giám định, cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định giải thích về kết luận giám định; hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết. Hội đồng giám định cũng có thể thực hiện giám định lại lân thứ hai khi có sự nghi ngờ, thắc mắc về kết quả giám định
Đối với trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định tư pháp thì bản kết luận giám định tư pháp phải có chữ ký và ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp. Trong trường hợp yêu cầu tổ chức cử người giám định thì bản kết luận giám định tư pháp phải có đầy đủ chữ ký, ghi rõ họ, tên của người giám định tư pháp và có xác nhận chữ ký của tổ chức cử người giám định.
Hoạt động giám định lại, giám định bổ sung có nhiệm vụ vô cùng quan trọng và ý nghĩa trong hoạt động tư pháp. Giúp tránh bỏ lọt tội phạm, oan sai. Là một trong những nguồn chứng cứ quan trọng. Giúp cho quá trình điều tra, truy tố, xét xử được chính xác, khách quan. Giúp tạo được lòng tin của người dân đối với hoạt động tư pháp.