Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Kiến thức pháp luật
  • Tư vấn pháp luật
  • Dịch vụ Luật sư
  • Văn bản – Biểu mẫu
    • Văn bản luật
    • Văn bản dưới luật
    • Công Văn
    • Biểu mẫu
  • Kinh tế tài chính
    • Kinh tế học
    • Kế toán tài chính
    • Quản trị nhân sự
    • Thị trường chứng khoán
    • Tiền điện tử (Tiền số)
  • Thông tin hữu ích
    • Triết học Mác Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Giáo dục phổ thông
    • Chuyên gia tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
    • Đặt câu hỏi
    • Đặt lịch hẹn
    • Yêu cầu báo giá
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ » Tư vấn pháp luật » Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại

Tư vấn pháp luật

Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại

  • 15/07/2021
  • bởi Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
  • Thạc sỹ Đinh Thùy Dung
    15/07/2021
    Tư vấn pháp luật
    0

    Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là gì? Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại dùng để làm gì? Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại? Hướng dẫn mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại?

    Giám định tư pháp là hoạt động nghiệp vụ đặc thù, có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, từ giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đến thi hành án hình sự. Giám định tư pháp phát sinh dựa trên hoạt động trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc yêu cầu giám định tư pháp của người có quyền yêu cầu. Tuy nhiên, trước khi yêu cầu giám định tư pháp, người có quyền yêu cầu phải đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu giám định tư pháp và cơ quan này có quyền đồng ý hoặc từ chối nhưng phải nêu rõ lí do trong văn bản thông báo. Trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho người đọc mẫu thông báo này, hướng dẫn và cung cấp các vấn đề pháp lý xoay quanh hoạt động đề nghị trưng cầu giám định, giám định bổ sung, giám định lại.

    Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

    Cơ sở pháp lý:

    Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

    Luật Giám định tư pháp hợp nhất năm 2018

    Thông tư 61/2017/TT-BCA quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.

    1. Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là gì?

    Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: “Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.”, cụ thể hơn quy định này, Luật Giám định tư pháp nêu rõ: “Người có quyền tự mình yêu cầu giám định-sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận,  bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.”

    Như vậy, người có quyền tự mình yêu cầu giám định có quyền đề nghị trưng cầu tới cơ quan tiến hành tố tụng khi thấy cần thiết.

    Về nguyên tắc, việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu, do vậy, các chủ thể có quyền đề nghị giám định bổ sung tới cơ quan tiến hành tố tụng theo đúng thủ tục như lần đầu, tức là trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định bổ sung. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định bổ sung.

    Xem thêm: Mẫu thông báo công nợ, công văn đòi nợ, nhắc nợ mới nhất năm 2022

    Đối với trường hợp đề nghị trưng cầu giám định lại, người có quyền yêu cầu giám định đề nghị giám định lại với người tiến hành tố tụng, trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do. Thông thường, trường hợp đề nghị giám định lại khó được chấp nhận nhiều hơn trường hợp đề nghị giám định bổ sung.

    Trên cơ sở phân tích các quy định của pháp luật, có thể hiểu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là văn bản trả lời của cơ quan tiến hành tố tụng khi nhận được đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại của người có quyền yêu cầu giám định khi không có những lí do không thể chấp nhận đề nghị đó.

    2. Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại dùng để làm gì?

    Thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là thủ tục bắt buộc mà cơ quan tiến hành tố tụng phải gửi tới cá nhân có đề nghị và phải đưa ra được lí do chính đáng, đây là cơ sở để họ tiến hành yêu cầu giám định với cơ quan giám định tư pháp thực hiện giám định. Đây là văn bản hợp pháp hóa cho mọi hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng cũng như người đề nghị, là căn cứ để tránh tình trạng chồng chéo trong quá trình trưng cầu giám định và yêu cầu giám định.

    Căn cứ để cá nhân đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại là quá trình xem xét kết luận giám đinh, đây là văn bản mà người yêu cầu giám định được nhận trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận giám định của tổ chức, cá nhân đã tiến hành giám định. Dây cũng là căn cứ để cơ quan tiến hành tố tụng quyết định có chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại hay không. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định

    Thứ nhất, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị trưng cầu giám định của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Điều này chứng tỏ, việc đề nghị trưng cầu giám định là căn cứ phát sinh nghĩa vụ xem xét và ra quyết định trưng cầu giám định của cơ quan tiến hành tố tụng.

    Thứ hai, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết luận giám định thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo kết luận giám định cho bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có liên quan. Thực tế, quy định này được ghi nhận ở Luật Giám định tư pháp là cơ quan, tổ chức giám định tư pháp phải là chủ thể gửi kết luận giám định tư pháp, tức là hoạt động thông báo này không có ý nghĩa nếu đặt trong mối tương quan về thời hạn được quy định ở Luật Giám định tư pháp.

    Thứ ba, Bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại. Trường hợp họ trình bày trực tiếp thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải lập biên bản. Như vậy, việc nhận kết luận giám định là cơ sở để họ xem xét, trình bày ý kiến và thực hiện quyền đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại.

    Thứ tư, trường hợp Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án không chấp nhận đề nghị của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do. Đây là nội dung làm tiền đề cho sự ra đời của biểu mẫu mà Luật Dương Gia sẽ cung cấp tại mục 3.

    Xem thêm: Thông báo là gì? Mẫu thông báo mới và chuẩn nhất năm 2022?

    Theo quy định của pháp luật, giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp: (1) Nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc (2)  khi phát sinh vấn đề mới cần phải giám định liên quan đến tình tiết của vụ án đã có kết luận giám định trước đó. Việc giám định bổ sung có thể do tổ chức, cá nhân đã giám định hoặc tổ chức, cá nhân khác thực hiện. Còn đối với giám định lại, được áp dụng trong trường hợp, có nghi ngờ kết luận giám định lần đầu không chính xác và việc giám định lại bắt buộc phải do người giám định khác thực hiện.

    Giám định lại còn xảy ra trong trường hợp đặc biệt được ghi nhận tại Điều 212 Bộ luật tố tụng hình sự, cụ thể:”Trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định. Việc giám định lại trong trường hợp đặc biệt phải do Hội đồng mới thực hiện, những người đã tham gia giám định trước đó không được giám định lại. Kết luận giám định lại trong trường hợp này được sử dụng để giải quyết vụ án.”. Tính chất đặc biệt ở đây xuất phát từ chủ thể là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là người quyết định việc giám định lại.

    3. Mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại?

    ……..(1)……..

    …………………..

    Số: …(2)…….

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

    Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ……..(3)………, ngày …….. tháng …… năm…….

    Xem thêm: Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất 2022

    THÔNG BÁO

    Về việc không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung/giám định lại

    Kính gửi: (*)……….(4)…………

    Căn cứ các điều 210, 211 và 214 Bộ luật Tố tụng hình sự,

    Sau khi xem xét ý kiến về kết luận giám định, đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại đề ngày……….. tháng……… năm………..của ông/bà…………(5)……………. ;

    Cơ quan…..(1)………

    không chấp nhận đề nghị giám định bổ sung/giám định lại:….

    Lý do:………(6)…….

    Xem thêm: Giám định số máy, số khung xe máy

    Cơ quan……..(1)………

    thông báo cho ông/bà biết.

    Nơi nhận:

    – Như trên;

    – ………..

    – ………..

    – Hồ sơ 02 bản.

    ………(7)……..

    Xem thêm: Mẫu thông báo mời thầu, phiếu đăng ký thông báo mời thầu mới nhất

    4. Hướng dẫn mẫu thông báo không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại?

    (1) Tên cơ quan tố tụng tiếp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại (Viện Kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra)- Mẫu này được áp dụng cho cơ quan điều tra, được ban hành bởi Bộ Công an.

    (2) Ghi số, kí hiệu văn bản- điều này phụ thuộc vào cách ghi của cơ quan

    (3) Ghi địa danh (tỉnh, thành phố), ngày tháng năm ra thông báo.

    (4) (5) Ghi rõ bị can, bị hại, người tham gia tố tụng khác.

    (6) Lí do không chấp nhận đề nghị trưng cầu giám định bổ sung, giám định lại. ví dụ: Trong trường hợp cơ quan chức năng đã có đủ căn cứ để chứng minh mà không cần giám định bổ sung hay giám định lại.

    (7) Thủ trưởng cơ quan tiến hành tố tụng ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu

    Xem thêm: Quy định của pháp luật về quyền trưng cầu giám định

    Được đăng bởi:
    Luật Dương Gia
    Chuyên mục:
    Tư vấn pháp luật
    Bài viết được thực hiện bởi: Thạc sỹ Đinh Thùy Dung

    Chức vụ: Trưởng phòng Pháp lý

    Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Đất đai, Hôn nhân

    Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật kinh tế

    Số năm kinh nghiệm thực tế: 07 năm

    Tổng số bài viết: 13.717 bài viết

    Tải văn bản tại đây

    Gọi luật sư ngay
    Tư vấn luật qua Email
    Báo giá trọn gói vụ việc
    Đặt lịch hẹn luật sư
    Đặt câu hỏi tại đây

    Công ty Luật TNHH Dương Gia – DG LAW FIRM

    Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí 24/7

    1900.6568

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Hà Nội

    024.73.000.111

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại TPHCM

    028.73.079.979

    Đặt hẹn luật sư, yêu cầu dịch vụ tại Đà Nẵng

    0236.7300.899

    Website chính thức của Luật Dương Gia

    https://luatduonggia.vn

    5 / 5 ( 1 bình chọn )

    Tags:

    Giám định lại

    Mẫu thông báo

    Trưng cầu giám định


    CÙNG CHỦ ĐỀ

    Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản mới và chuẩn nhất

    Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản là gì? Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản để làm gì? Mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo về việc bán thanh lý tài sản? Tìm hiểu về thanh lý tài sản cố định? Thủ tục thanh lý tài sản cố định?

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng mới nhất

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng là gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng để làm gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng thi công xây dựng là gì? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng xây dựng?

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ mới và chuẩn nhất

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ là gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ để làm gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng dịch vụ? Quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dịch vụ?

    Mẫu Thông báo mẫu dấu công ty nộp lên Sở kế hoạch đầu tư

    Mẫu thông báo mẫu dấu công ty nộp lên Sở kế hoạch đầu tư? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo mẫu dấu công ty nộp lên Sở kế hoạch đầu tư?Hồ sơ thông báo mẫu con dấu? Cách đăng ký mẫu dấu tại Sở kế hoach đầu tư?

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng hợp tác kinh doanh mới nhất? Điều kiện hủy bỏ hợp đồng hợp tác kinh doanh?

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý và hướng dẫn chi tiết

    Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý là gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý để làm gì? Mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu thông báo chấm dứt hợp đồng đại lý chi tiết nhất?

    Mẫu thông báo thụ lý tố cáo và hướng dẫn thủ tục thụ lý tố cáo

    Mẫu thông báo thụ lý tố cáo mới nhất năm 2022? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo thụ lý tố cáo? Hướng dẫn thủ tục thụ lý tố cáo?

    Mẫu thông báo khởi công xây dựng hạng mục công trình

    Mẫu thông báo khởi công xây dựng hạng mục công trình 2022? Hướng dẫn làm mẫu thông báo khởi công xây dựng hạng mục công trình? Hồ sơ, thủ tục thông báo khởi công xây dựng?

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên

    Thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên? Hướng dẫn làm thông báo nghỉ lễ của doanh nghiệp cho khách hàng, nhân viên?

    Mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự, tuyển công nhân mới nhất

    Mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự, tuyển công nhân là gì? Hướng dẫn soạn thảo mẫu thông báo tuyển dụng nhân sự, tuyển công nhân? Yêu cầu của mẫu thông báo tuyển dụng?

    Xem thêm

    BÀI VIẾT MỚI

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tuyên Quang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tuyên Quang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tuyên Quang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tuyên Quang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Trà Vinh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Trà Vinh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Trà Vinh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Trà Vinh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm TP Hồ Chí Minh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm TP Hồ Chí Minh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại TP Hồ Chí Minh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tiền Giang ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tiền Giang? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tiền Giang ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tiền Giang?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thừa Thiên Huế ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thừa Thiên Huế? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thừa Thiên Huế?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Long ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Long? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Long ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Long?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Vĩnh Phúc ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Vĩnh Phúc? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Vĩnh Phúc ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Vĩnh Phúc?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Yên Bái ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Yên Bái? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Yên Bái ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Yên Bái?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thanh Hóa ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thanh Hóa ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thanh Hóa?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Thái Nguyên ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Thái Nguyên? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Thái Nguyên ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Thái Nguyên?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Tây Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Tây Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Tây Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Tây Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Sơn La ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Sơn La? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Sơn La ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Sơn La?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Trị ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Trị? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Trị ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Trị?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ninh ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ninh? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ninh ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ninh?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Ngãi ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Ngãi? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Ngãi ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Ngãi?

    Địa chỉ, số điện thoại trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam

    Trung tâm hỗ trợ việc làm tỉnh Quảng Nam ở đâu? Số điện thoại của trung tâm dịch vụ việc làm Quảng Nam? Giải quyết thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại Quảng Nam ở cơ quan nào? Nơi nhận trợ cấp thất nghiệp tại Quảng Nam?

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay kèm hướng dẫn thủ tục

    Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay là gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay để làm gì? Mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn ly hôn đơn phương viết tay? Thủ tục ly hôn đơn phương?

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay kèm hướng dẫn chi tiết

    Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay là gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay để làm gì? Mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay? Hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn thuận tình viết tay?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp công ty cổ phần? Một số vấn đề liên quan về giấy chứng nhận góp vốn? Những đối tượng có quyền góp vốn thành lập doanh nghiệp?

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH mới nhất

    Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH là gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH để làm gì? Mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy chứng nhận phần vốn góp của công ty TNHH? Các hình thức góp vốn vào doanh nghiệp?

    Xem thêm

    Tìm kiếm

    Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

    Đặt câu hỏi trực tuyến

    Đặt lịch hẹn luật sư

    Văn phòng Hà Nội:

    Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: dichvu@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Trung:

    Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: danang@luatduonggia.vn

    Văn phòng Miền Nam:

    Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

    Điện thoại: 1900.6568

    Email: luatsu@luatduonggia.vn

    Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
    Scroll to top
    • Gọi ngay
    • Chỉ đường
      • HÀ NỘI
      • ĐÀ NẴNG
      • TP.HCM
    • Đặt câu hỏi
    • Trang chủ
    • VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
      • 1900.6568
      • dichvu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN TRUNG
      • 1900.6568
      • danang@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá
    • VĂN PHÒNG MIỀN NAM
      • 1900.6568
      • luatsu@luatduonggia.vn
      • Chỉ đường
      • Đặt lịch hẹn luật sư
      • Gửi yêu cầu báo giá