Vai trò của khiếu nại và giải quyết khiếu nại đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là bằng những cơ chế và hoạt động quản lí của bộ máy hành chính nhà nước làm cho pháp luật được thực thi trong thực tế, đem lại những tiện ích và thủ tục đơn giản, dễ làm và việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân theo một trật tự nhất định. Để đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước có các biện pháp pháp lí là:
– Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp.
– Hoạt động xét xử của
– Hoạt động của thanh tra nhà nước và thanh tra nhân dân.
– Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội (kiểm tra xã hội).
– Hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Đặc biệt là hoạt động khiếu nại và giải quyết khiếu nại là hoạt động rất quan trọng trong việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Thông qua khiếu nại của công dân mà nhiều hành vi vi phạm của các cán bộ trong bộ máy nhà nước được phát giác, làm sáng tỏ, góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân được quy định tại Điều 30 Hiến pháp 2013:
“1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật.
3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.”
Ngoài ra, quyền khiếu nại của công dân, người có quyền khiếu nại và các cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại cũng được quy định tại các khoản 1,2,4 Điều 2 Luật khiếu nại:
“ 1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình .
2. Người khiếu nại là công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức thực hiện quyền khiếu nại.
4. Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại là cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân.”
Người khiếu nại có thể tự mình khiếu nại hoặc thông qua luật sư giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Khiếu nại là một trong những quyền cơ bản của công dân, tuy nhiên, để thực hiện quyền khiếu nại thì cần phải có một số điều kiện nhất định: người khiếu nại phải là đối tượng chịu tác động trực tiếp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại, người khiếu nại phải có năng lực hành vi đầy đủ.
Hoạt động giải quyết khiếu nại là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền được quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại: “Giải quyết khiếu nại là việc thụ lí, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.” Hoạt động giải quyết khiếu nại là bước tiếp theo khi có yêu cầu giải quyết (khi có khiếu nại), gồm có ba giai đoạn: xác minh tình tiết, nội dung vụ việc khiếu nại; kết luận về tính đúng sai, cơ sở pháp lí của nội dung khiếu nại, của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại; ra quyết định giải quyết khiếu nại. Giải quyết khiếu nại của các cơ quan hành chính là các cơ quan này tiến hành hoạt động thuộc thẩm quyền của mình để có biện pháp giải quyết theo quy đinh của pháp luật, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, lợi ích chung của nhà nước và xã hội.
Hoạt động giải quyết khiếu nại có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước, việc giải quyết tốt vấn đề này có vai trò thức đẩy sự hoàn thiện về cơ chế hành chính. Cụ thể:
– Đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước.
– Giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong hoạt động quản lí hành chính nhà nước nhằm phát huy dân chủ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước thêm trong sạch, vững mạnh, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Thực hiện tốt công tác khiếu nại không những đảm bảo quyền khiếu nại của công dân, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh, trí tuệ của nhân dân trong việc tham gia quản lí hành chính nhà nước, mà còn đảm bảo kỉ cương, kỉ luật, tăng cường pháp chế xã hội trong quản lí hành chính nhà nước.
– Giải quyết khiếu nại thể hiện sự tôn trọng pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước đối với tổ chức xã hội và công dân.
– Thông qua công tác giải quyết khiếu nại đã phát hiện và kiến nghị với Đảng, Nhà nước, cũng như các cơ quan, đơn vị kịp thời chấn chỉnh công tác quản lí; sửa đổi, bổ sung nhiều cơ chế, chính sách, thậm chí ban hành mới các quy định của pháp luật cho phù hợp vơi tình hình thực tiễn của đời sống. Công tác giải quyết khiếu nại cũng giúp các cơ quan nhà nước cải tiến lề lối, tác phong làm việc, giữ gìn kỉ luật, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh.
– Thông qua công tác giải quyết khiếu nại, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân được pháp luật tôn trọng và bảo đảm, đồng thời, những sai phạm, khuyết điểm của cán bộ, công chức thi hành công vụ được phát hiện và xử lí kịp thời. Quá trình giải quyết khiếu nại cũng đang góp phần cùng các cơ quan nhà nước và cả xã hội làm mạnh hóa bộ máy các cơ quan nhà nước, nâng cao đạo đức cách mạng, trách nhiệm pháp lí của đội ngũ cán bộ, công chức.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật
– Khiếu nại quyết định kỷ luật khai trừ Đảng
– Quyền khiếu nại quyết định xử lý kỷ luật của viên chức
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Luật sư tư vấn về thủ tục khiếu nại
– Luật sư tư vấn về trường hợp đơn khiếu nại không được thụ lý giải quyết