Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hình thức để đảm bảo cho quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện và thực chất là để đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Khiếu nại, tố cáo có ý nghĩa là sự đấu tranh nhằm giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, củng cố mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân. Đây là hình thức đặc biệt quan trọng để nhân dân lao động trực tiếp tham gia vào quản lý Nhà nước và quản lý xã hội.
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do pháp luật quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Quyền khiếu nại như là một phương tiện tự vệ khi các quyền chủ thể bị xâm phạm nên nó là hoạt động có tính phòng ngừa nhằm bảo vệ và ngăn chặn khả năng vi phạm pháp luật.
Tố cáo là việc của công dân theo thủ tục do pháp luật quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.
Khi phát hiện ra những hành vi vi phạm pháp luật của người khác hay của một cơ quan, một tổ chức làm sai chế độ, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, gây thiệt hại cho Nhà nước, cho tập thể hay cho cá nhân công dân thì công dân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xem xét, giải quyết khôi phục lại những thiệt hại, đồng thời có những biện pháp xử lý thích đáng đối với cá nhân hay cơ quan, tổ chức đã có hành vi vi phạm pháp luật gây nên các khiếu nại, tố cáo.
Khiếu nại và tố cáo đều có cùng căn cứ là sự vi phạm pháp luật, đếu làm chấm dứt những việc làm trái chính sách pháp luật, khôi phục lại những lợi ích bị xâm phạm, bồi thường thiệt hại đã xảy ra, xử lý thích đáng các cá nhân, tổ chức, cơ quan đã làm trái chính sách pháp luật. Đồng thời, giữa hai khái niệm này có dấu hiệu đặc thù riêng. Khiếu nại được sử dụng khi quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm, còn tố cáo là khi quyền và lợi ích của Nhà nước, của tổ chức và của người khác bị xâm phạm, cũng có trường hợp là của mình. Những hành vi bị tố cáo thường mang tính chất nguy hiểm cho xã hội hơn những hành vi bị khiếu nại, thường gây ra và đe dọa gây ra những hậu quả nghiêm trọng hơn.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là một trong những hình thức để đảm bảo cho quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được thực hiện và thực chất là để đảm bảo quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để xác định xem có các hành vi vi phạm pháp luật dẫn đến khiếu nại, tố cáo hay không? Nếu thực chất có các hành vi vi phạm thì ra quyết định xử lý đối với các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, cá nhân công dân đã có những hành vi vi phạm pháp luật đó, đồng thời đề ra các biện pháp cần thiết nhằm sửa chữa, bồi thường những thiệt hại do các hành vi vi phạm pháp luật đó gây ra, bảo vệ có hiệu quả lợi ích của tập thể, của công dân.
Giải quyết khiếu nại, tố cáo là hoạt động thuộc chức năng của cơ quan quản lý Nhà nước, có tính chất là xóa bỏ những mâu thuẫn, những bất đồng trong mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân và giữa nhân dân với Nhà nước. Vì vậy, nó mang ý nghĩa giáo dục nhiều hơn là ý nghĩa trừng phạt. Mục đích của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo là bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tập thể và lợi ích của cá nhân công dân.