Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chế định về trả hồ sơ điều tra bổ sung. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung:
- 2 2. Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
- 3 3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng:
- 4 4. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
1. Hoàn thiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự năm 2015 về trả hồ sơ điều tra bổ sung:
Một là, ở
Như vậy, tại Điều 326 BLTTHS năm 2015 sẽ hạn chế thẩm quyền của Hội đồng xét xử được trả hồ sơ điều tra bổ sung và tại Điều luật này sửa đổi, sung theo hướng Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố thì vụ án phải được đình chỉ hoặc tuyên không phạm tội; nếu Viện kiểm sát rút một phần thì Tòa án xét xử phần còn lại.
Hai là, tại Điều 298 BLTTHS năm 2015 quy định về việc gia hạn của việc xét xử:
Tòa án xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố và Tòa án đã quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Tòa án có thể xét xử bị cáo theo khoản khác với khoản mà Viện kiểm sát đã truy tố trong cùng một điều luật hoặc về một tội khác bằng hoặc nhẹ hơn tội mà Viện kiểm sát đã truy tố.
– Trường hợp xét thấy cần xét xử bị cáo về tội danh nặng hơn tội danh Viện kiểm sát truy tố thì Tòa án trả hồ sơ để Viện kiểm sát truy tố lại và
Ở đây, phải xác định rõ việc giao hồ sơ để truy tố lại không phải là trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu không sẽ làm gia tăng là trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung, nếu không sẽ làm gia tăng các vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung và thời hạn truy tố lại không cần thiết phải nhiều như thời hạn điều tra bổ sung. Cần sửa đổi Điều 298 theo hướng khẳng định nếu Viện kiểm sát bổ sung được tại phiên tòa thì không được chuyển hồ sơ lại cho Viện kiểm sát. Vì có nhiều trường hợp tại phiên tòa chứng cứ đã rõ, đủ để kết luận và tuyên án bị cáo phạm tội nặng hơn nhưng Hội đồng xét xử vẫn trả hồ sơ điều tra bổ sung để Viện kiểm sát truy tố lại. Thủ tục này kéo dài thời gian không cần thiết. Xảy ra những trường hợp cần truy tố lại đó là kết quả điều tra bổ sung có đủ cơ sở kết luận bị can, bị cáo phạm tội nặng hơn, hoặc phạm tội khác, hoặc các vấn đề khác làm thay đổi tội danh, khung hình phạt, hoặc có sai lầm, thiếu sót khác so với bản cáo trạng đã ban hành, cần phải bổ sung, thay đổi quan điểm truy tố.
Ba là, Sửa đổi, bổ sung điểm d, khoản 1 Điều 245 và điểm d, khoản 1 Điều 280 của BLTTHS năm 2015 quy định về căn cứ Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung. Đậy là một trong ba căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung: “Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và “Việc khởi tố, điều tra, truy tố vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng”. Sửa đổi, bổ sung để khắc phục thực trạng có sai lầm trong việc nhận thức và vướng mắc trên thực tế về như thế nào là “Vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” và được coi là “không vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng”. Tòa án có thể tùy nghi trả hồ sơ theo các quy phạm nêu trên. Có những vi phạm thủ tục tố tụng, kể cả vi phạm nghiêm trọng vẫn có thể khắc phục được. Ví dụ. Thiếu chữ ký của điều tra viên, kiểm sát viên và một số người tham gia tố tụng khác thì là vi phạm thủ tục tố tụng, nhưng có nghiêm trọng không? Hoặc là thiếu lười khai người làm chứng trong giai đoạn điều tra, truy tố nhưng tại phiên tòa họ có mặt đưa ra lời khai, thì có được coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng không?
Hoặc là ví dụ khác như biên bản khám nghiệm hiện trường lại ghi thời gian tiến hành trước thời gian xảy ra vụ án do lỗi cẩu thả, tại phiên tòa luật sư đề nghị Hội đồng xét xử trả hồ sơ trong trường hợp này được chấp nhận … Trong khi đó có thể mời điều tra viên và một trong số họ đến Viện kiểm sát và Tòa án để ký bổ sung hoặc giải trình trước phiên tòa ở những vấn đề đã minh chứng. Do vậy, tôi kiến nghị sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 1 Điều 245 và điểm d, khoản 1 Điều 280 của BLTTHS năm 2015 về căn cứ Viện kiểm sát và Tòa án trả hồ sơ điều tra bổ sung, theo đó “có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng” là trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng xâm hại đến quyền và các lợi ích chính đáng của người tham gia tố tụng mà viện kiểm sát và Tòa án không thể khắc phục được. Những trường hợp vi phạm thủ tục tố tụng không hoặc kể cả có xâm phạm đến quyền, lợi ích của người tham gia tố tụng nhưng khắc phục được: vì chuyện đã rồi” thì không nên coi là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Bốn là, Khoản 2 Điều 280 BLTTHS 2015 quy định: “Trường hợp Viện kiểm sát phát hiện có căn cứ trả hồ sơ đề điều tra bổ sung thì Viện kiểm sát có văn bản đề nghị Tòa án trả hồ sơ”. Đây là một quy định mới mà thực chất là Viện kiểm sát đề nghị rút hồ sơ vụ án đã truy tố. Điều luật không quy định cụ thể về việc giải quyết đề nghị này của Viện kiểm sát. Hồ sơ vụ án đang thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, Tòa án có thể chấp nhận đề nghị trả hồ sơ đề điều tra bổ sung nếu có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này. Tòa án cũng có thể không chấp nhận đề nghị của Viện kiểm sát nếu đề nghị đó không có căn cứ và vẫn giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
Quy định này theo tôi còn chung chung, rất dễ dẫn đến hiểu là Viện Kiểm sát đề nghị rút hồ sơ vụ án thì Tòa án phải quyết định trả hồ sơ. Trong thực tế, cũng có những trường hợp Viện kiểm sát xin rút hồ sơ vụ án, Tòa án trả hồ sơ và tuy không có gì mới so với hồ sơ đã truy tố nhưng kết quả là Viện kiểm sát đình chỉ vụ án.
Điều luật không quy định trường hợp Viện kiểm sát phát hiện tội danh nặng hơn tội danh mà mình đã truy tố thì đề nghị Tòa án trả hồ sơ để truy tố lại. Do đó, nếu gặp trường hợp này thì Viện kiểm sát đành chờ Tòa án trả hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 298 mà không thể chủ động. Giả sử, Tòa án không đồng nhất quan điểm phải truy tố tội danh nặng hơn thì Viện kiểm sát cũng không có quyền đề nghị rút hồ sơ vụ án.
Khoản 3 Điều này quy định cụ thể: Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung phải ghi rõ những vấn đề cần điều tra bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng hồ sơ vụ án trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định. Quy định này chỉ đúng trong trường hợp Thẩm phán chủ động ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung và không đúng trong trường hợp chấp nhận đề nghị trả hồ sơ của Viện kiểm sát (khoản 2 Điều này). Lẽ ra khoản 3 của điều luật này phải loại trừ trường hợp của khoản 2 Điều này mới chính xác.
Về quy định kết quả điều tra bổ sung dẫn tới việc đình chỉ vụ án của điều luật này đã được quy định tại khoản 1 Điều 246 rồi, lẽ ra không cần quy định lại trong Điều 280.
Đối với trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án (khoản 3 Điều 280).
Quy định này không thật chính xác vì mâu thuẫn với quy định tại khoản 6 Điều 252 BLTTHS năm 2015. Tòa án còn có quyền tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ nếu như Viện kiểm sát không bổ sung được các yêu cầu điều tra bổ sung, yêu cầu bổ sung chứng cứ của Tòa án. Vì vậy, lẽ ra điều luật này phải quy định là: “Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được những vấn đề mà Tòa án yêu cầu và vẫn giữ nguyên quyết định truy tố, thì Tòa án tiến hành xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án hoặc tiến hành xét xử vụ án”.
Năm là, Khoản 1 Điều 246 có quy định: “… Trường hợp kết quả điều tra bổ sung làm thay đổi cơ bản nội dung bản cáo trạng trước đó thì Viện kiểm sát phải ra bản cáo trạng mới thay thế và chuyển hồ sơ đến Tòa án …
Bản cáo trạng trước đó là bản cáo trạng mà Viện kiểm sát đã truy tố, đã giao cho bị can hoặc người đại diện của bị can và gửi cho Cơ quan điều tra, người bào chữa theo quy định tại khoản 2 Điều 240 BLTTHS 2015, về Thời hạn quyết định việc truy tố. Bản cáo trạng mới thay thế bản cáo trạng đã giao này có nội dung thay đổi cơ bản so với bản cáo trạng đã giao. Vì thế, Viện kiểm sát phải thực hiện việc việc giao lại bản cáo trạng mới để đảm bảo quyền của bị can, của những người tham gia tố tụng khác trong đó có người bào chữa. Tuy nhiên, điều luật lại không quy định cụ thể và rõ ràng về vấn đề này là một sai sót cần phải bổ sung.
Khoản 1 Điều này có quy định: “Trường hợp kết quả điều tra bổ sung dẫn tới đình chỉ vụ án thì Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án và
Sáu là, pháp luật hiện hành không quy định về thời hạn cho VKS xem xét quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án. Đây là thiếu sót và nguyên nhân làm chậm quá trình giải quyết vụ án bởi khi Tòa án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung, VKS sẽ tiến hành xem xét, quyết định tự bổ sung hoặc chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra tiến hành bổ sung các vấn đề mà Tòa án yêu cầu. Vì vậy, nếu không quy định thời hạn cho VKS, việc bổ sung có thể bị chậm và không cơ quan nào có trách nhiệm về sự chậm trễ đó. Do đó, cần bổ sung thêm quy định về thời hạn để VKS xem xét quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung của Tòa án, quyết định tự bổ sung hoặc chuyển hồ sơ cho cơ điều tra để rút ngắn thời gian tố tụng. Theo đề xuất, nếu như thời hạn Tòa án chuyển quyết định, hồ sơ cho VKS là 03 ngày thì cũng nên ghi nhận thời hạn VKS xem xét quyết định: “Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung của Tòa án, VKS phải xem xét, quyết định tự bổ sung hoặc chuyển hồ sơ cho Cơ quan Điều tra”.
Bảy là, cùng với việc ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, Tòa án cần phải ra quyết định hoãn phiên phiên tòa. Bản chất của hai quyết định này hoàn toàn khác nhau và việc ban hành mỗi loại quyết định cũng dẫn đến những hệ quả pháp lý khác nhau. Bản thân quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung sẽ khiến phiên tòa không thể tiếp tục, nhưng không có nghĩa, khi có quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung là phiên tòa sẽ chấm dứt về mặt hình thức. Thay vào đó, phiên tòa vẫn đang tiếp tục được xét xử mặc dù trên thực tế phiên tòa này đã bị dừng lại để chở kết quả điều tra bổ sung. Do đó, cần bổ sung quy định việc Tòa án ra quyết định hoãn phiên tòa đi kèm với quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, thời hạn hoãn phiên tòa trong trường hợp này không giống như các trường hợp quy định tại Điều 297 BLTTHS năm 2015. Do đó, cần có quy định riêng cho trường hợp này là “Thời hạn hoãn phiên tòa sẽ hết khi Tòa án nhận lại hồ sơ và tiếp tục giải quyết vụ án”.
2. Xây dựng đội ngũ Lãnh đạo, Điều tra viên, Kiểm sát viên, thẩm phán có phẩm chất, năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao:
Để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, đòi hỏi đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có năng lực, trình độ, kinh nghiệm và có tính chuyên nghiệp cao. Vì vậy, đội ngũ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán làm công tác này phải được lựa chọn, bố trí, sắp xếp công tác ổn định và thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ, đề cao ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao; mặt khác phải có cơ chế khen thưởng, kỷ luật rõ ràng, tạo ra động lực để cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán phấn đấu, tu dưỡng và rèn luyện nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.
Nâng cao chất lượng công tác Lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, chịu trách nhiệm trước các quyết định tố tụng, kết quả giải quyết vụ án, đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Giao việc tương xứng với năng lực của cán bộ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
3. Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng:
Trong quá trình giải quyết vụ án, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Trong đó, Kiểm sát viên cần tích cực, chủ động trao đổi với Điều tra viên, Thẩm phán để giải quyết những vấn đề phát sinh cần tháo gỡ ở các giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử; tham mưu kịp thời với Lãnh đạo liên ngành kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án nhằm hạn chế và khắc phục triệt để việc trả hồ sơ điều tra bổ sung đối với những trường hợp không cần thiết hoặc không có căn cứ.
Cần xây dựng tốt mối quan hệ phối hợp giữa 3 ngành, để phối hợp khắc phục thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ án. Khi xảy ra tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung, lãnh đạo Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án cần tiến hành họp ngay và làm rõ trách nhiệm về những thiếu sót của Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán để cùng rút kinh nghiệm đối với những vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, hướng tới mục đích đảm bảo việc điều tra, truy tố, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, đúng thời hạn luật định, hạn chế tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Đối với những vụ án phức tạp và nghiêm trọng, lãnh đạo các cơ quan tiến hành tố tụng cần chủ động phối hợp để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình giải quyết vụ án, bên cạnh đó tranh thủ sự hướng dẫn nghiệp vụ của cấp trên.
Duy trì việc tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm về chuyên đề án trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhằm bàn bạc, thống nhất giữa các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm tìm ra giải pháp khắc phục các vướng mắc, thống nhất quan điểm về nhận thức và áp dụng pháp luật. Từ đó giúp cho Điều tra viên, Kiểm sát viên và Thẩm phán thay đổi nhận thức, khắc phục những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại nhằm hạn chế tỷ lệ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
4. Phân định rõ trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung:
Chế định trả hồ sơ để điều tra bổ sung khi bàn luận, phân tích mổ xẻ trên lý luận cũng như khi áp dụng trên thực tiễn đã đựng chạm đến rất nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh. Nó không đơn thuần chỉ là các căn cứ để trả hồ sơ điều tra bổ sung nữa mà còn là cách hiểu, cách vận dụng các căn cứ đó của mỗi cơ quan, người tiến hành tố tụng được Nhà nước giao quyền.
Có ý kiến cho rằng, dẫn đến tình trạng trả hồ sơ để điều tra bổ sung nhiều là do sự sai sót của Cơ quan điều tra, vì Cơ quan điều tra cụ thể là Điều tra viên thụ lý điều tra vụ án chưa làm hết trách nhiệm của mình, để đảm bảo việc điều tra khách quan, toàn diện và đúng thời hạn theo quy định của pháp luật, chủ quan, thỏa mãn với những chứng cứ, tài liệu đã thu thập được, không thực hiện nghiêm túc yêu cầu điều tra của Kiểm sát viên và Viện kiểm sát. Điều tra phiến diện thì mới phải điều tra thêm, điều tra bổ sung những vấn đề chưa được sáng rõ trong vụ án, đó là chưa kể những vấn đề nóng bỏng như khi vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, khi có tội phạm khác, đồng phạm khác, khi chứng cứ không đầy đủ kết tội một người, vấn đề về trách nhiệm dân sự chưa được làm rõ.
Có quan điểm lại cho rằng đó là sự yếu kém của Viện kiểm sát khi không thực hiện tốt chức năng rất đặc biệt của mình đó là thực hiện quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Với quyền năng của Viện kiểm sát được quy định rõ ràng trong tố tụng hình sự, thì Viện kiểm sát hoàn toàn có khả năng hạn chế đến mức tối đa các vụ án bị trả hồ sơ để điều tra bổ sung, cho dù là trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 168, trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo quy định tại Điều 176, Điều 179 hay Điều 199 Bộ luật Tố tụng hình sự. Tuy nhiên do Kiểm sát viên được phân công thụ lý vụ án chưa chủ động nắm chắc tiến độ, kết quả điều tra và việc lập hồ sơ vụ án ngay từ đầu và trong quá trình điều tra để ra yêu cầu điều tra toàn diện, sát, đúng với thực tế vụ án; có trường hợp tuy đã có yêu cầu điều tra nghiêm túc, có chất lượng. Do đó, hầu hết các trường hợp trả hồ sơ để điều tra bổ sung đều do Kiểm sát viên sau khi kết thúc điều tra mới nghiên cứu hồ sơ và phát hiện ra các vấn đề cần điều tra bổ sung.
Cũng có ý kiến cho rằng khi Tòa án trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì điều đó đã thể hiện sự hạn chế của thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa chưa nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, việc nhận định, đánh giá chứng cứ không toàn diện hoặc không đúng, có trường hợp do nặng về thành tích nên việc trả hồ sơ tùy tiện, không có căn cứ pháp luật. Sự lúng túng trong khi xét xử của Hội đồng xét xử, vì Tòa án với quyền lực được Tố tụng hình sự cho phép là cơ quan duy nhất có quyền đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ án. Sau khi nghiên cứu hồ sơ và thông qua kết quả xét hỏi, tranh tụng tại phiên tòa, Tòa án có thể đưa ra phán quyết luôn mà không cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Với thẩm quyền xét xử của Tòa án, với quy định về giới hạn xét xử của Tòa án, nếu không đủ căn cứ để kết tội bị cáo thì Tòa án có thể tuyên án bị cáo không có tội, nếu trả hồ sơ để điều tra bổ sung theo chiều hướng tăng hình phạt cho bị cáo thì đồng nghĩa với việc vi phạm về giới hạn xét xử của Tòa án, Chức năng công tố và buộc tội là chức năng của Viện kiểm sát, Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà Viện kiểm sát truy tố mà thôi. Vì vậy, Tòa án nên xét xử với đúng thẩm quyền và giới hạn xét xử của mình được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự.
Khác với các Nhà nước tư sản, trong tố tụng hình sự nước ta giữa Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và
Trong những năm qua, tỷ lệ các vụ án phải tra hồ sơ để điều tra bổ sung chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Phần lớn các vụ án trả hồ sơ để điều tra bổ sung là do không áp dụng, áp dụng không đúng, không đầy đủ các biện pháp điều tra đã được quy định trong Luật tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra. Có nhiều trường hợp Viện kiểm sát, Tòa án trả hồ sơ một cách tùy tiện dẫn đến tình trạng các vụ án bị kéo dài thời gian giải quyết gây bức xúc trong quần chúng nhân dân, gây lãng phí tốn kém; có những vụ án sau khi trả hồ sơ để điều tra bổ sung không điều tra bổ sung được nên không đủ căn cứ để định tội dẫn đến đình chỉ vụ án, gây ảnh hưởng đến công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.
Việc xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng trong trả hồ sơ để điều tra bổ sung là một biện pháp rất quan trọng nhằm hạn chế việc trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Nên lấy tiêu chí về số lượng ít vụ án phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung hàng năm để đánh giá chất lượng công việc, bình bầu thi đua cuối năm và tái bổ nhiệm giữa các nhiệm kỳ Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán của cơ quan, người tiến hành tố tụng.